Thế giới thất thu 51 tỉ USD vì phần mềm lậu

Thế giới thất thu 51 tỉ USD vì phần mềm lậu ảnh 1

Sao chép lậu phần mềm - Ảnh minh họa: Internet

Thất thu lớn

Giá cả của các mặt hàng máy tính để bàn lẫn máy tính xách tay giảm nhiều hơn so với trước và kết nối Internet đã có mặt ở rất nhiều nơi. Đây là tín hiệu đáng mừng về sự phổ biến của công nghệ số nhưng kèm theo đó là số lượng người dùng lậu và vi phạm bản quyền phần mềm tăng nhanh.

Trong năm 2008, ngành công nghiệp phần mềm thất thu đến 53 tỉ USD trong khi tổng doanh số cả năm của ngành công nghiệp phần mềm chỉ đạt 88 tỉ USD. (Theo số liệu công bố từ IDC).

Mặc dù nhiều biện pháp cứng rắn tiếp tục được áp dụng đối với những đối tượng sử dụng lậu phần mềm, nhưng tỉ lệ phần mềm lậu được chia sẻ trên các website tăng đến 43% trong năm 2009, tương đương với tổng trị giá ước tính là 51 tỉ USD. Riêng tại Mỹ, thị trường phần mềm thất thu 8,4 tỉ USD vì phần mềm lậu.

Theo số liệu từ hãng nghiên cứu thị trường IDC, trong năm 2009 có 19 quốc gia có tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm tăng cao, so với năm 2008 là 16 quốc gia.

Các chuyên gia nghiên cứu đã phân tích và cho thấy hầu hết lượng máy tính xuất xưởng tại 11 quốc gia đều có vi phạm bản quyền phần mềm. Trên thực tế, số lượng máy tính mới bán ra tại Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc chiếm đến 86% tổng doanh số toàn cầu trong năm 2009 đã tạo thành một sân chơi lớn cho nhóm đối tượng sử dụng lậu phần mềm.

Biện pháp ngăn chặn

Trong vài năm trở lại đây, Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm (BSA) và Hiệp hội Công nghiệp Phần mềm và Thông tin (SIIA) đã phối hợp các cơ quan luật pháp tại nhiều quốc gia mở những cuộc chiến chồng lại việc sử dụng lậu phần mềm thương mại.

Nhiều đối tượng phát tán hoặc mua bán lậu bản quyền phần mềm đã bị bắt giữ. Trường hợp của Gregory William Fair tại Mỹ là điển hình khi người này bán lậu các phiên bản trong bộ phần mềm của Adobe trên eBay suốt từ năm 2001 đến năm 2007, thu lợi hơn 1,4 triệu USD. 41 tháng tù giam và 743.000 USD tiền phạt chi trả cho hãng Adobe Systems là phán quyết của tòa án dành cho Gregory.

Trong năm 2009, Hiệp hội Công nghiệp Phần mềm và Thông tin đã chi hơn 127.000 USD chi phí thưởng cho các nguồn tin cung cấp những nguồn vi phạm bản quyền phần mềm và nội dung số.

Đây là số tiền cao nhất kể từ khi chương trình phần thưởng chống sử dụng phần mềm trái phép được khởi xướng từ năm 2003.

Tỉ lệ vi phạm bản quyền tại Việt Nam vẫn ở mức cao

Việt Nam vẫn thuộc nhóm các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương có tỉ lệ vi phạm ở mức cao, cụ thể là 85%, bên cạnh Indonesia, Pakistan và Sri Lanka. Đáng chú ý là tỉ lệ này gần như không thay đổi từ năm 2007 đến 2009, chỉ giảm 5% trong vòng 5 năm trở lại đây.

Theo số liệu vi phạm bản quyền phần mềm do BSA công bố, Việt Nam vẫn thuộc nhóm các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương có tỉ lệ vi phạm ở mức cao, cụ thể là 85%, bên cạnh Indonesia, Pakistan và Sri Lanka. Đáng chú ý là tỉ lệ này gần như không thay đổi từ năm 2007 đến 2009, chỉ giảm 5% trong vòng 5 năm trở lại đây.

Trong các năm 2008-2009 là giai đoạn nỗ lực thực hiện các chính sách chống vi phạm bản quyền phần mềm, sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Mức xử phạt vi phạm sở hữu trí tuệ trong đó có bản quyền phần mềm đã tăng lên cao nhất là 500 triệu đồng và xử lý hình sự với mức phạt cao nhất tới 7 năm tù.

Nhiều doanh nghiệp bị thanh tra, xử lý song song với việc tuyên truyền và vận động sử dụng phần mềm bản quyền hoặc chính sách sử dụng phần mềm mã mở, bước đầu gặt hái được những tín hiệu khả quan.

Hiện có khá nhiều các tập đoàn liên doanh và công ty lớn trong nước thực hiện ký kết sử dụng bản quyền phần mềm với các hãng phần mềm lớn như Oracle, Microsoft, Symantec, Kaspersky, BKAV…

Nhìn chung, các cơ quan, tổ chức chưa đồng ý với mức đánh giá tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam. Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng tỉ lệ vi phạm ở nước ta còn cao và đây cũng là động lực để tiếp tục cuộc chiến chống vi phạm bản quyền phần mềm và nội dung số.

Theo THANH TRỰC (TTO)

Đọc thêm