Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số
Nhịp công nghệ

Nhịp công nghệ

Tấn công bằng mã độc trên di động bất ngờ tăng đột biến

Chủ nhật 17/03/2019 19:12
printer envelope zini zini zini zini
(PLO) - Báo cáo nghiên cứu về mã độc trên di động năm 2018 của Kaspersky Lab ghi nhận số vụ tấn công tăng gần gấp đôi chỉ sau một năm, từ 66,4 triệu lên 116,5 triệu. 

Trong khi số lượng thiết bị bị tấn công ngày càng tăng, số lượng tập tin độc hại lại giảm, điều này cho thấy chất lượng của mã độc trên thiết bị di động đã trở nên tinh vi và hoạt động mạnh mẽ hơn.

Làm thế nào để bảo mật danh tính trên Internet?
Làm thế nào để bảo mật danh tính trên Internet?
(PLO) - Nhiều người thường cho rằng email, Facebook cá nhân, thẻ ngân hàng,… chẳng có thông tin gì nên không sợ mất mát. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm.


Điện thoại đã trở thành một thiết bị không thể thiếu trong đời sống ngày nay. Tội phạm mạng cũng đã thấy được tiềm năng từ lượng dữ liệu khổng lồ được lưu trữ trên điện thoại, từ đó không ngừng cải thiện chiến lược phát tán phần mềm độc hại và các vector tấn công ngày càng tinh vi hơn.

Các kênh để phát tán và gây nhiễm mã độc cho thiết bị của người dùng đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch tấn công, bằng cách lợi dụng sơ hở từ người dùng không cài đặt bất kỳ giải pháp bảo mật nào trên thiết bị di động.

Báo cáo nghiên cứu về mã độc trên di động năm 2018 của Kaspersky Lab còn đề cập đến một số vấn đề khác bao gồm:

• Trong năm 2018, các sản phẩm của Kaspersky Lab đã bảo vệ 80.638 người dùng ở 150 quốc gia chống lại ransomware di động, với 60.176 mẫu Trojan được phát hiện.

• Năm 2018, những cuộc tấn công sử dụng công cụ khai thác tiền điện tử độc hại trên di động tăng gấp năm lần.

• Năm 2018, 151.359 gói cài đặt Trojan ngân hàng đã được phát hiện, tăng gấp 1,6 lần so với năm 2017.

Để bảo vệ thiết bị, bạn nên thực hiện một số lời khuyên sau:

• Chỉ cài đặt ứng dụng di động từ các cửa hàng ứng dụng chính thức, chẳng hạn như Google Play trên Android hoặc App Store trên iOS.

• Chặn cài đặt chương trình từ các nhà cung cấp không rõ ràng.

• Không bỏ qua các điều khoản hạn chế trên thiết bị vì có thể cấp quyền cho tội phạm mạng để thực hiện tấn công mã độc.

• Liên tục cập nhật hệ thống và ứng dụng ngay khi có thể, việc này giúp vá các lỗ hổng hiện tại và giữ cho thiết bị được bảo vệ. Các bản cập nhật hệ điều hành không được tải xuống từ các nhà cung cấp bên ngoài (trừ khi bạn đang tham gia thử nghiệm beta chính thức). Cập nhật ứng dụng chỉ nên được cài đặt thông qua các cửa hàng ứng dụng chính thức

• Sử dụng các giải pháp bảo mật đáng tin cậy để bảo vệ toàn diện khỏi các mối đe dọa bảo mật, như Kaspersky Security Cloud.

Việt Nam là quốc gia bị tấn công nhiều thứ 3 trên thế giới
Việt Nam là quốc gia bị tấn công nhiều thứ 3 trên thế giới
(PLO) - Theo số liệu của Kaspersky, 75% máy tính tại Việt Nam rất dễ bị tấn công và nước ta cũng là quốc gia bị tấn công nhiều thứ ba trên thế giới.
TIỂU MINH
 

Tag

tấn công mạng, mã độc, tập tin độc hại, phần mềm độc hại, bảo mật

các tin khác

  • 5 sai lầm gây lãng phí tiền bạc cho hoạt động bảo mật
  • Windows xuất hiện lỗ hổng nguy hiểm và đây là cách khắc phục
  • Bộ tài liệu không thể bỏ qua cho giới trẻ mê CNTT
  • Vsmart chính thức 'tấn công' thị trường Tây Ban Nha
  • Đa số các ứng dụng chống virus đều hoạt động không chính xác
  • 600 triệu người dùng có nguy cơ bị mất tài khoản Facebook?
  • VNG và sự 'thay máu' trong chiến lược kinh doanh
  • Nhà mạng Viettel khôi phục sau siêu bão Idai
  • Ra mắt dịch vụ 3G/4G không giới hạn

tin liên quan

  • Sạc điện thoại qua đêm có thực sự gây hại?
  • Facebook nói gì về lỗ hổng nguy hiểm trên Messenger?
  • Mở khóa bằng khuôn mặt trên Galaxy S10 dễ bị qua mặt

tin đọc nhiều

  • Người dùng Windows cần cập nhật phần mềm ngay lập tức
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.