Sự đột phá của trí thông minh nhân tạo

Hẳn tất cả những fan hâm mộ điện ảnh nói chung và người hùng của “thế giới Marvel” nói riêng đều đang rất phấn khích về bộ film về đề tài siêu anh hùng mới ra mắt đang “xâm chiếm” tất cả các rạp chiếu phim trên khắp thế giới. Các bạn đã biết tôi nói về bộ film nào rồi chứ, đó chính là The Avengers: Age Of Ultron. Tất nhiên tôi sẽ không dành phần còn lại của bài viết để… “spoil” (thuật ngữ để mô tả việc… mách nước trước diễn biến của một bộ phim) bộ phim tuyệt vời này. Thay vào đó, chúng ta hãy cùng xem thử, với những tiến vộ về khoa học và kỹ thuật mà loài người đã đạt được, liệu nhân loại đã đủ sức tạo ra một con robot “bất-khả-chiến-bại”?

Trí thông minh nhân tạo (AI) được mô tả như sự thông minh ‘ảo’ được thể hiện thông qua máy móc hoặc con người. Đây được xem là một lĩnh vực nghiên cứu về cách tạo ra trí tuệ (hay khả năng phản xạ) dành cho các máy tính hoặc phần mềm” –Wikipedia.

Liệu chúng ta đã có thể tạo ra một “con quái vật AI” hoàn hảo? (Ảnh nhân vật Ultron trong bộ film The Avengers)

Những bước tiến lớn về trí thông minh nhân tạo.

Vào năm 2000, cả thế giới lần đầu tiên thấy được hình ảnh một con robot có khả năng tương tác bên ngoài đời thực. Nếu như trước đây hầu hết những “cỗ máy biết nói” này chỉ xuất hiện trên phim ảnh, hay ít nhất chỉ có những người đang trong những dự án nghiên cứu về nó mới thấy được, thì lần này, Honda đã mang công nghệ đột phá này trình diễn trước cả thế giới. Đó là người máy ASIMO. Chắc chắn những bạn trẻ thế hệ 9x trở về trước đều “rùng mình” khi nghe lại cái tên này, ngay cả tôi cũng cảm thấy may mắn khi đã được xem buổi ra mắt của ASIMO (dù chỉ là trên tivi).

ASIMO là một trong những bước đi đầu tiên của con người về người máy biết “suy nghĩ”.

ASIMO là tên viết tắt của cụm từ AdvancedStep inInnovativeMobility (buớc đột phá tiếp theo của ngành công nghiệp di động). ASIMO là mẫu robot được thiết kế bởi Honda nhằm trợ giúp những người khiếm khuyết về khả năng vận động. Chiều cao của nó khoảng 130 cm, nặng 48kg, khá tương đồng với người thật, ngoài ra nó còn có khả năng đi bộ hoặc chạy những bước nhỏ với tốc độ 6km/h. Rất thú vị phải không? Những gì thuộc về “trí tuệ ảo” mà ASIMO có thể thực hiện lúc này bao gồm:

  • Nhận diện vật thể di chuyển.
  • Làm dáng.
  • Tạo các cử chỉ ra hiệu.
  • Nhận diện môi trường xung quanh.
  • Phát ra âm thanh và biểu càm khuôn mặt.

Dù những hoạt động trên có vẻ khá là… đơn giản và chưa thể nào “gây hại” đến thế giới loài người, nhưng Honda đã chứng minh cho thế giới thấy trí tuệ nhân tạo có thể có ích đến thế nào, nếu được tập trung nghiên cứu và phát triển. Hiện tại Honda vẫn liên tục cập nhật và “update” cho chú robot này, nên trong tương lai chúng ta có thể thấy một Baymax thật sự ngoài đời thực.

Robot chơi bóng bàn TOPIO

Sự đột phá của trí thông minh nhân tạo ảnh 3
Bạn đã đủ khả năng “qua mặt” bậc thầy về bóng bàn này chưa?

Lần này có vẻ như chúng ta đã tiến xa hơn một chút về khả năng “hoạt động ngoài trời” của robot. Thay vì cho chúng những công việc khá nhẹ nhàng như đi bộ, đi bộ nhanh và đi bộ… nhanh hơn nữa, những chú robot thế hệ mới này có thể chơi bóng bàn và tự động nâng cấp những kĩ năng của nó sau những trận đấu.

TOPIO – viết tắt của TOSYPing Pong Playing Robot, robot có khả năng chơi bóng bàn, đúng như tên gọi của nó, được tạo ra để trở thành đối thủ xứng tầm với những tay chơi bóng bàn… nghiệp dư. Được phát triển vào năm 2005, nhưng đến năm 2007, chúng ta mới được tận mắt chúng kiến những màn trình diễn của chú robot này tại cuộc triễn lãm robot quốc tế tại Tokio (IREX). Với phiên bản TOPIO 3.0, chiều cao và cân nặng của chú robot đã đạt đến co số lý tưởng: 1.88m và nặng 120kg.

Đây có thể xem là “tiềm năng” rất lớn về viễn cảnh robot sẽ thống trị con người, ít nhất là trong đấu trường Bóng bán chuyên nghiệp trong tương lai.

Những gì chúng ta có ở thời điểm này:

Nhận diện vật thể di chuyển.

Trí thông minh nhân tạo (đừng đùa với chú robot này nếu bạn không biết chơi bóng bàn).

  • Hệ thống cơ khí với quán tính thấp.
  • Cơ chế điều khiển nhanh và chính xác.
  • Khả năng cân bằng trên 2 chân hoàn hảo.

Thử nghiệm về thiết bị cơ khí vào cơ thể

Trong tiếng Anh, chúng ta gọi nó là Humanoid Robot, còn dân dã thì đó là bộ phận cơ thể bằng máy. Nếu đã xem qua bộ phim về siêu anh hùng Iron Man, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy sự tương quan giữa Tony Stark và những cánh tay cơ khí này. Đây là tên gọi chung cho những bộ phận cơ thể được thay thế bằng những con robot độc lập. Mục đích chính của việc này nhằm giúp những người khiếm khuyết một số phần của cơ thể có thể dễ dàng bổ sung những phần “còn thiếu” và nhanh chóng quay lại cuộc sống thường ngày của họ. Tất nhiên là những bộ phận được bỏ sung này vẫn không thể “bá đạo” bằng bộ giáp được thiết kế đặc biết của Người Sắt, nhưng ít ra nó cũng trông… khá ngầu, và lợi ích của chúng không hề nhỏ một chút nào.

Những thành phần chúng ta đã có thể “thêm” vào cơ thể bao gồm:

  • Thân mình
  • Một số cơ quan trên đầu như mắt, miệng
  • Cánh tay, chân
  • Và một số thứ “linh tinh” khác trên cơ thể của bạn

Cánh tay robot cũng có thể trở thành… một phần trên cơ thể người khuyết tật?

Trí thông minh được tạo ra để… hủy diệt loài người

ENIAC, cái tên mà bạn vừa nghe được xem là một trong những nỗ lực đầu tiên của loài người nhằm… triệt hạ lẫn nhau. Viết tắt của từ Electronic Numerical Integrator And Computer, máy phân tích số liệu điện tử, đây là máy vi tính được tạo ra vì “mục đích quân sự”. Được lập trình để giải quyết một lượng khổng lồ những phép toán số học mà sức người gần như không thể thực hiện, công việc của nó là tính toán những số liệu trên bản đồ sau đó cung cấp cho các khẩu pháo của Phòng thí nghiệm về đạn đạo của quân độ Mỹ. Ngoài ra, nó cũng từng được lập trình cho mục đích nghiên cứu về tính khả thi của… bom hydrogen.

“Bom Hydrogenlà một vũ khí nguyên tử được tạo ra bởi các phản ứng phân hạch hạt nhân bên trong thân của quả bom. Hệ quả của chuỗi phản ứng trên là lượng năng lượng được tạo ra khổng lồ, mà sức công phá có thể lên đến 25-100 Megaton thuốc nổ TNT, đủ để san bằng một khu vực rộng lớn tầm cỡ quốc gia” – Wikipedia.

Bộ não “ảo” đầy nguy hiểm của quân đội Mỹ.

Khi được giới thiệu vào năm 1946, nó đã được gọi là “Bộ não khổng lồ” – Giant Brain, một lời khen ngợi cho khả năng tính toán với tốc độ nhanh hơn hàng ngàn lần so với các cỗ máy thời đó. Thật may mắn là những dự án về nghiên cứu bom hydrogen đã nhanh chóng bị tạm hoãn (hay ít nhất chúng ta vẫn không thấy việc áp dụng nó vào các cuộc chiến tranh sau này), nếu không thì chúng ta đã không có quãng thời gian tuyệt vời để đọc bài viết này rồi.

Chúng ta đã được chứng kiến những bước đầu tiên của trí tuệ nhân tạo cho mục đích quân sự. Hầu hết những phát minh này được nghiên cứu và chế tạo trong thời kì chiến tranh lạnh, mà nhắc đến chiến tranh lạnh, chúng ta không thể không nhắc đến những nghiên cứu của Liên Xô (cũ) về “trí tuệ nhân tạo cho mục đích quân sự”.

Dead Hand – khi khoảnh khắc giữa thời kì đồ đá và thế giới hiện đại chỉ cách nhau trong gang tất…

Dead Hand – Bàn tay tử thần, là hệ thống kiểm soát sự khai hỏa đầu đạn vũ khí hạt nhân được phát triển bởi Liên Xô, trong thời kì Chiến Tranh Lạnh. Hiện nay vẫn còn khá nhiều nguồn tin cho biết Nga vẫn còn tiếp tục sử dụng chương trình này, nhưng chúng ta hay gác chuyện đó sang một bên, và tiếp tục tìm hiểu xem loài người đã từng xây dựng một trí thông minh “giết chóc” như thế nào.

Chương trình này được viết ra để có thể ngay lập tức khai hỏa hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, khi được kích hoạt. Tất nhiên nếu chỉ kích hoạt bằng “công tắc đèn” như ở nhà bạn thì nó đã không xuất hiện trong bài viết này rồi, điều khiến Dead Hand thật sự nguy hiểm, chính là nó có khả năng nhận diện những dư chấn, ánh sáng, phóng xạ và áp suất không khí, để có thể tự động đưa ra quyết định đưa Trái Đất về thời kì đồ đá.

Dead Hand có thể kích hoạt thủ công, nhưng chính việc giao cho nó “quyền tự quyết” đã dấy lên mối lo ngại về một thời kì trí thông minh nhân tạo sẽ thực sự thống trị loài người.

…Cho đến những trợ lí ảo và khả năng giao tiếp trong tương lai với con người.

Chúng ta đã xem qua những phát minh lẫn những chương trình được tạo ra với nhiều mục đích khác nhau. Nhưng điểm chung của chúng là phạm vị đối tượng được tiếp cận quá ít ỏi (chả ai trong chúng ta có thể tới gần “nhấn nút” của Dead Hand hay sờ thử xem ASIMO nó chạy như thế nào). Nhưng bằng việc mang những trợ lí cá nhân lên di động, các nhà sản xuất smartphone đã có một bước tiến lớn để mang công nghệ về trí thông minh nhân tạo tới gần hơn với đời sống thực.

Trợ lí ảo trên di động ngày càng “thể hiện” sự hữu ích của mình.

Bất cứ ai đang sở hữu cho mình một chiếc smartphone cũng đều có thể “nói chuyện” với những “cô nàng ảo” này: nhận lời khuyên, giải đáp thắc mắc, dự đoán thời tiết, hay nhắc nhở về… bữa ăn trưa của bạn. Mọi thứ đều có thể thực hiện thông qua những trợ lí này, đơn giản và thiết thực hơn ngày xưa rất nhiều.

Trí thông minh nhân tạo vốn là một chủ đề rộng lớn và bao la, thậm chí loài người còn chưa hiểu rõ cả bản thân mình, chứ đừng nói đến việc bắt những chiếc máy có thể “hiểu” được chính nó. Bởi vì quá rộng lớn, nên một bài viết như thế này không thể nào bao quát hết được, nhưng hy vọng các bạn có những cái nhìn (lẫn khái niệm) đầu tiên về trí tuệ nhân tạo. Phải còn rất, rất lâu nữa trí tuệ ảo mới thật sự thăng hoa và thay thế con người trong tất cả mọi việc, nhưng từ giờ cho đến lúc đó, bạn vẫn phải tắt bài báo này bằng tay mà thôi.

Đọc thêm