Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Sẽ trưng cầu dân ý việc chuyển mạng giữ nguyên số

Thứ sáu 19/08/2011 14:46
printer envelope zini zini zini zini
Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) đã triển khai xây dựng đề án cho phép thuê bao di động được chuyển mạng nhưng số điện thoại vẫn được giữ nguyên.

Ảnh: Internet

Ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho biết, hiện nay Cục đã tổ chức một nhóm triển khai xây dựng đề án cho phép thuê bao di động được chuyển mạng nhưng giữ nguyên số điện thoại của mình. Nhóm này sẽ có nhiệm vụ nghiên cứu, làm việc và tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài để trên cơ sở đó đưa ra sơ bộ quy định cho chính sách này. Bên cạnh đó, Bộ TT&TT cũng sẽ tham khảo ý kiến các doanh nghiệp về tính khả thi của việc chuyển mạng giữ nguyên số. Thậm chí người dân hoàn toàn có thể đóng góp ý kiến cho đề án này triển khai như thế nào. "Để đưa một chính sách vào thực tế, cần nhiều thời gian đặc biệt đối với chính sách này. Hiện cũng đã có những ý kiến của doanh nghiệp là cần thận trọng khi đưa ra chính sách cho thuê bao chuyển mạng nhưng được giữ nguyên số. Chính vì thận trọng mà nhóm nghiên cứu của Cục đang làm việc với rất nhiều đối tác nước ngoài để xem xét kỹ lưỡng về vấn đề này", ông Hải nói.

Ông Hải cho rằng, không có cơ sở nào để chuyển từ mạng này sang mạng kia đối với những thuê bao không có nhu cầu. Vì vậy, vấn đề phải cân đối chính sách và thực thi để đảm bảo yêu cầu không đầu tư quá mức lãng phí. Chẳng hạn nếu 20 triệu thuê bao thấy mạng kia tốt ùa sang, rồi thấy mạng này tốt lại ùa trở lại. Trong khi đó mạng nào cũng phải đầu tư thêm năng lực phục vụ cho 20 triệu thuê bao, đó là con số lãng phí. Một số chuyên gia cho rằng, trên lý thuyết nếu Việt Nam áp dụng chính sách này thì mạng di động nhỏ là người hưởng lợi. Hiện Viettel, MobiFone và VinaPhone nắm giữ trên 90% thị phần. Sở hữu số thuê bao lớn, các nhà mạng này đang được cho là nhà mạng có nhiều thuê bao thuộc đối tượng bị “cầm tù" nhiều nhất. Trong khi đó, các mạng di động nhỏ như Vietnamobile, Beeline, S-Fone chỉ còn “cửa” phải chăm sóc khách hàng tốt hơn để thu hút thuê bao về mình.

Như vậy, nhiều khả năng các mạng di động lớn không muốn áp dụng chính sách này bởi nó quá rủi ro với họ vì có thể mất thuê bao. Trong khi đó, những khách hàng đang là thuê bao của mạng nhỏ không quá quan trọng như số thuê bao của mạng lớn. Vì vậy, nếu các thuê bao này thực sự muốn chuyển sang mạng di động lớn thì họ không nhất thiết phải chờ đợi chính sách cho chuyển mạng giữ nguyên số. Như vậy tương quan mạng lớn trong chính sách này là có “quá nhiều thứ để mất”, còn mạng nhỏ "chả có gì để mất”.

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những phân tích trên lý thuyết, còn thực tế trên thế giới đã có những câu chuyện ngược lại. Ở một vài nước, khi bắt đầu chính sách này thì có một lượng lớn thuê bao của các mạng lớn đổ về các mạng nhỏ, nhưng sau đó thì các thuê bao mạng nhỏ lại ồ ạt đổ về mạng lớn.

Theo TK (ICTnews )


 

các tin khác

  • HP “khai tử” TouchPad và điện thoại WebOS
  • Nhà đầu tư kiện Motorola “bán rẻ” cho Google
  • CEO của Nokia châm chọc vụ Google mua Motorola
  • Dân Hàn Quốc đổ xô đi đòi tiền Apple
  • Bị bắt giữ vì… cấm con trai tham gia Facebook
  • Các vụ "ném tiền qua cửa sổ" trong giới công nghệ
  • Hội đồng Anh và Intel xây dựng phần mềm học tiếng Anh
  • Dùng thử Bitdefender Total Security 2012 trong 90 ngày
  • Apple tiếp tục bị "tố" chỉnh sửa ảnh Galaxy S II

tin đọc nhiều

  • Những dữ liệu bạn sẽ bị thu thập khi sử dụng gmail miễn phí?
  • Cách cài đặt ứng dụng (APK) bất kỳ trên tivi thông minh
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.