Sau vệ tinh 1kg, Việt Nam sẽ phát triển loại cỡ lớn 500kg

Sau vệ tinh 1kg, Việt Nam sẽ phát triển loại cỡ lớn 500kg ảnh 1

Vệ tinh Pico Dragon khi chưa rời bệ phóng. Ảnh: VNSC

Theo thông tin từ Trung tâm Vệ tinh Quốc gia (VNSC), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, sau hơn 3 tháng hoạt động trên quỹ đạo (từ 19/11/2013), vệ tinh siêu nhỏ đầu tiên của Việt Nam có tên PicoDragon do Việt Nam chế tạo đã hoàn thành nhiệm vụ, bốc cháy trong bầu khí quyển vào ngày 1/3/2014, hoàn thánh sứ mệnh của mình.

PGS, TS Phạm Anh Tuấn, Giám đốc VNSC cho hay, trong thời gian hoạt động ngắn ngủi 3 tháng, thông qua việc liên lạc với PicoDragon, VNSC đã thu thập dữ liệu đo nhiệt độ môi trường và điện áp của các hệ thống trên vệ tinh cũng như các dữ liệu đo về tốc độ tự quay của vệ tinh, bước đầu xây dựng được mối quan hệ với mạng lưới trạm vô tuyến nghiệp dư trên thế giới…

Sau vệ tinh 1kg, Việt Nam sẽ phát triển loại cỡ lớn 500kg ảnh 2

Hình ảnh mô phỏng Pico Dragon sau khiđược đẩy ra từ Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS. Ảnh: VNSC

Ông Phạm Anh Tuấn cũng nhấn mạnh, việc phóng thành công vệ tinh Pico nhằm phục vụ đào tạo là chính, đem lại ý nghĩa tích cực trong việc khích lệ các nhà khoa học trẻ xây dựng và làm chủ quy trình thiết kế, chế tạo, thử nghiệm vệ tinh siêu nhỏ, tạo tiền đề để phát triển các thế hệ vệ tinh tiếp theo.

Cụ thể hơn, sau PicoDragon, VNSC sẽ phát triển các vệ tinh lớn hơn cỡ Nano (khoảng 10kg) dự định hoàn thành vào năm 2016 và vệ tinh cỡ Micro (khoảng 50kg) vào năm 2017, tiến tới năm 2020 sẽ lắp ráp, tích hợp và thử nghiệm vệ tinh quan sát trái đất đầu tiên tại Việt Nam có trọng lượng khoảng 500kg.

Pico Dragon có kích thước 10x10x11,35 cm, nặng 1kg được nghiên cứu chế tạo, thử nghiệm được thực hiện tại Việt Nam, được thử nghiệm rung động, nhiệt tại Đại học Tokyo và Cơ quan Hàng không Vũ trụ JAXA, Công ty Hàng không vũ trụ IHI (Nhật Bản).

Theo Nguyên Đức (ICTnews)

Đọc thêm