Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số
Nhịp công nghệ

Nhịp công nghệ

Sản xuất game online Việt không đơn giản

Thứ hai 23/08/2010 14:41
printer envelope zini zini zini zini
Hàng loạt dự án game Việt được giới thiệu nhưng thất bại hoặc vẫn chưa thấy sản phẩm ra mắt game thủ. Làm game Việt không hề đơn giản như người ta đang tưởng.

Doanh nghiệp đầu tư làm game trong nước hiện vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay và chủ yếu là doanh nghiệp lớn.

Điểm mặt dự án

Sau thất bại của Thời loạn với 4 giải thưởng của VietGames2006, vì mượn mã nguồn nước ngoài không xin phép và sự biến mất của Làng Online, do công ty ứng dụng công nghệ 3DVN phát triển, từng nhận giải thưởng Game online Việt Nam có tính văn hoá và giáo dục tại VietGames 2008 - rất nhiều dự án game Việt được đầu tư sau đó cũng im hơi lặng tiếng.

Ngày 9/05/2009, công ty Sunsoft cũng bất ngờ giới thiệu webgame Tranh Hùng, một webgame được xem là do người Việt chính thức phát triển, nhưng webgame này ra mắt game thủ được một thời gian cũng phát triển trong âm thầm. Và ngay những ngày đầu tháng 8/2010 này, Tranh Hùng cũng bất ngờ đóng cửa “không kèn không trống”. Tháng 10/2009, Egame cũng gây sốt khi giới thiệu dự án game Chinh Phục Vũ Môn ở Việt Nam, một game online giáo dục trực tuyến, theo Egame họ bắt đầu phát triển game từ năm 2008. Có điều, sau khi giới thiệu rộng rãi trên phương tiện truyền thông, Chinh Phục Vũ Môn vẫn chưa thể ra mắt game thủ Việt...

Ông Võ Bằng Phan, Phó giám đốc VTC Online, phụ trách lĩnh vực sản xuất game của công ty này cho biết, hiện nay VTC đang triển khai 4 dự án game lớn, và nhiều dự án game nhỏ hơn. Tuy nhiên, tất cả vẫn đều chưa thể ra mắt vì các dự án trên đều mới khởi động được từ 6 tháng đến 1 năm. Chu trình trung bình cho các game như vậy là khoảng 2 năm.. Nếu như không có gì thay đổi VTC game sẽ phát hành các game đầu tay vào cuối năm nay đầu năm sau. Nhưng ông cũng cho biết thêm, do chính sách quản lý và cấp phép hiện nay đang có biến động nên vệc có phát hành các game tại thị trường Việt Nam hay không và có đúng thời gian dự định hay không là điều khó để xác định.

FPT Online, cách đây khá lâu cũng tuyên bố mình đang phát triển một game online Casual và game sẽ ra mắt trong tháng 7/2010. Mọi thứ vẫn chỉ dừng lại ở chữ tuyên bố, vì thực tế đến nay game vẫn chỉ là dự án đang phát triển.

Cho đến nay, dự án dài hơi về game online Việt duy nhất đã ra mắt game thủ vẫn chỉ là game Thuận Thiên Kiếm của VNG. Một game online do người Việt phát triển đúng nghĩa với nỗ lực rất lớn từ nhà phát hành. Nhưng mọi thứ vẫn chỉ dừng lại ở một game duy nhất đó, mặc dù VNG cho biết đang phát triển thêm vài game nữa, có điều mọi người sẽ vẫn phải chờ.

Non kinh nghiệm, thiếu hỗ trợ

Khi game online đang trở thành một vấn đề “nóng” trong xã hội hiện nay, đặc biệt với việc 65 game đang có mặt trên thị trường đa số là game nhập khẩu từ nước ngoài. Nhiều người đã lên án các nhà phát hành tại sao không làm game online trong nước, nhưng mọi chuyện không hề đơn giản.

Để Thuận Thiên Kiếm ra đời, VNG đã tiêu tốn số tiền là 25 tỷ đồng và tốn hết 3 năm từ ngày triển khai dự án đến khi hoàn thành sản phẩm. Khó khăn lớn nhất theo ông Đặng Hồng Quang, Giám đốc điều hành Game Studio South (GSS) của VNG từng phát biểu khi doanh nghiệp phát triển game trong nước, đó là thiếu chính sách đầu tư của nhà nước, thiếu vốn và đặc biệt là nguồn nhân lực để phát triển ngành này… Doanh nghiệp hầu như phải tự lực toàn bộ để phát triển game.

Ông Võ Bằng Phan, Phó giám đốc VTC Online cũng cho biết, nhân sự trong nước chưa đủ kinh nghiệm nên quá trình sản xuất game là rất khó khăn. Nếu được sự hỗ trợ của nhà nước về mặt chính sách thì sẽ giảm được nhiều rủi ro cho doanh nghiệp và tạo động lực tốt cho VTC cũng như các doanh nghiệp phát triển công nghệ khác của Việt Nam.

Đến nay có thể nói doanh nghiệp đầu tư làm game trong nước vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay và chủ yếu là doanh nghiệp lớn. Bởi bỏ ra một số tiền lớn và tốn vài năm để nuôi nhân lực làm một sản phẩm, khi chưa biết nó sẽ được đón nhận hay không, là một điều vô cùng mạo hiểm.

Theo Lê Mỹ (ICTnews)


 

các tin khác

  • Apple tiếp tục “chiến đấu” để ngăn chặn bẻ khóa
  • Phải gọt sim cho vừa iPhone 4
  • Kỷ lục nhắn tin nhanh nhất thế giới bị phá vỡ
  • Khuyến mãi mua sim và điện thoại giá rẻ
  • Google và tương lai“không tìm kiếm”
  • Thế giới có 5 tỷ thiết bị kết nối Internet
  • Sony lại bị kiện xâm phạn bản quyền
  • Người VN quan tâm đến "bẻ khóa" nhất thế giới
  • Nhà mạng lo mất tên trên iPhone 4

tin đọc nhiều

  • Phụ nữ ngành CNTT cảm thấy khó chịu khi phải làm việc tại nhà
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.