Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số
Nhịp công nghệ

Nhịp công nghệ

Quản lý game online: Việt Nam còn quá “lành”!

Thứ hai 20/07/2009 11:47
printer envelope zini zini zini zini
Khoan kể đến tính khả thi, những quy định, chính sách quản lý game online của nhiều nước mạnh mẽ hơn về cả số lượng và nội dung so với Việt Nam rất nhiều.

Thị trường màu mỡ, nhưng nhiều tác động tiêu cực

Game online bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ năm 2003 và trở thành lĩnh vực kinh doanh màu mỡ. Tính đến cuối tháng 2/2009, có 45 game online nước ngoài được 15 doanh nghiệp, điển hình là VTC Game và VinaGame, nhập khẩu vào Việt Nam. Theo thống kê từ Sở TT&TT TP.HCM, Việt Nam hiện có khoảng 5 triệu người chơi game, trong đó có 1 triệu người chơi game thường xuyên.

Game online trở thành một kênh giải trí hấp dẫn, nhưng việc nhiều người chơi game đặc biệt là giới trẻ sa đà vào thế giới ảo trong các trò chơi đã gây ra không ít hậu quả xã hội. Chuyện trẻ vị thành niên bỏ học, trộm cắp, cướp của, giết người để lấy tiền chơi game xuất hiện nhiều trên báo chí.

Đến thời điểm này, thông tư liên tịch về quản lý game online (Thông tư 60) ban hành năm 2006 là văn bản quản lý game online duy nhất đã không còn phù hợp, đặc biệt khi game online không chỉ là những game nhập vai trực tuyến nhiều người chơi mà cả game phát hành qua các website (webgame)…

Việt Nam quản game online còn “lành”

Trung Quốc là một điển hình về siết chặt quản lý game online. Báo chí Trung Quốc từng dẫn lời một quan chức Tổng ctục quản lý báo chí, xuất bản nói các trò chơi trực tuyến bị coi là “một thứ thuốc phiện tinh thần”, nếu không điều chỉnh thì cả cộng đồng online sẽ phải chịu hậu quả.

8 Bộ ngành Trung Quốc đã ban hành các quy định buộc các công ty game Internet và các nhà điều hành game phải cài đặt và chạy phần mềm “chống nghiện” từ tháng 4/07. Người chơi game bắt buộc phải đăng ký số thẻ nhận dạng (ID). Người chơi dưới 18 tuổi chơi game quá 3 tiếng thì số điểm sẽ bị tụt hạng, sau 5 giờ thì mất tất cả điểm. Ngoài ra còn phải nộp khoản phạt ảo nếu chơi quá 3 giờ.

Trung Quốc đã cấm trẻ em đến quán cà phê Internet và yêu cầu cha mẹ nên có các biện pháp giới hạn thời gian online của con cái. Ngoài ra, nhà chức trách luôn giám sát các nhà sản xuất game nội địa. Với các game nước ngoài, kiểm duyệt nội dung là điều kiện bắt buộc. Bộ Văn hoá Trung Quốc thường kỳ công bố danh sách các game phù hợp với trẻ vị thành niên nhằm làm trong sạch môi trường online cho thế hệ trẻ.

Tại đất nước kết nối nhất hành tinh Hàn Quốc, ngoài yêu cầu game thủ đăng ký tên thật, Hàn Quốc có quy định hạn chế trẻ em chơi, truy cập vào các trò chơi trong buổi tối, cho phép cha mẹ yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ hạn chế quyền truy cập của con cái vào game. Trẻ vị thành niên muốn chơi game khi đăng ký phải có xác nhận của người lớn. Ngoài ra, việc trao đổi tiền ảo, mua đồ ảo với giá trị quá lớn trên cộng đồng mạng cũng sẽ bị coi là “có hành vi cờ bạc”. Những người thường xuyên mua bán đồ hoặc tiền ảo mỗi tháng có thể bị xử 2 năm tù giam và nộp phạt tiền.

Quốc gia có hành động mạnh mẽ với game online gần đây nhất là Úc. Chính phủ Úc đã lên kế hoạch chặn truy cập vào các web game có nội dung không phù hợp với trẻ em dưới 15 tuổi.

Theo ICTNews


 

các tin khác

  • Nhiều công chức chưa quen email
  • Dùng vốn ODA số hóa dữ liệu chính phủ
  • Úc: 3% trẻ từ 3-4 tuổi có máy tính riêng
  • Bộ Ngoại giao Mỹ: “Dùng Firefox tốn kém lắm!”
  • Các “đại gia” ngành công nghệ công bố doanh thu
  • Google mở tour thám hiểm mặt trăng trực tuyến
  • Kinh nghiệm triển khai CPĐT thành công tại địa phương
  • Hôm nay, BKIS sẽ báo cáo vụ việc
  • Xu hướng dùng thương hiệu như một động từ

tin đọc nhiều

  • Vingroup ra mắt dịch vụ đám mây xác thực mạnh đầu tiên của VN
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.