Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Phát hiện nhiều sai phạm trong lĩnh vực viễn thông, Internet

Thứ bảy 12/09/2009 17:10
printer envelope zini zini zini zini
Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, trong 7 tháng đầu năm 2009, hầu hết các hành vi vi phạm trong lĩnh vực viễn thông và Internet phát hiện qua công tác thanh, kiểm tra đều xuất phát từ việc các tổ chức, cá nhân vì mục đích lợi nhuận với tính chất và mức độ nguy hiểm cao.

Đã có tới 19 thiết bị viễn thông gồm hai loại: thiết bị kết nối vào mạng thông tin di động và thiết bị kết nối vào mạng điện thoại cố định bị tịch thu.
Theo thanh tra sở, thiết bị kết nối vào mạng thông tin di động có kích thước bằng bao diêm và không có đủ tính năng như máy điện thoại di động thông thường. Khi gắn một SIM điện thoại di động vào thiết bị này và đặt tại nơi cần giám sát, thực hiện cuộc gọi vào SIM số này, thiết bị sẽ tự động kết nối cuộc gọi và người gọi sẽ nghe toàn bộ âm thanh xung quanh nơi đặt thiết bị. Thời gian chờ của thiết bị này là từ một đến hai ngày, thời gian hoạt động liên tục từ 2-4 tiếng tuỳ vào từng loại model.
Thiết bị kết nối này được rao bán với tên gọi công khai như thiết bị nghe trộm từ xa, thiết bị nghe lén toàn cầu, thiết bị nghe trộm… Chúng đều có xuất xử từ nước ngoài, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ khi mua bán đề không xuất hoá đơn tài chính theo quy định.
Còn thiết bị kết nối vào mạng điện thoại cố định lại được ”thiết kế” một đầu dây cáp kết nối vào đường dây thuê bao điện thoại cố định và một đầu kết nối vào một máy tính cá nhân. Nội dung thông tin liên lạc của số máy cố định bị giám sát sẽ được ghi âm lại và lưu vào máy tính. Người giám sát khi cần nghe lại chỉ cần vào máy tính và mở file đã ghi âm để nghe.


Những thiết bị nghe lén điện thoại như thế này được rao bán công khai trên mạng Internet.

Chức năng của thiết bị này thực chất là thiết bị giám sát nội dung cuộc đàm thoại và người thực hiện cuộc gọi có thể không biết được do thiết bị có thể kết nối bất cứ chỗ nào trên đường dây từ tổng đài tới máy điện thoại, nhưng nó lại được rao bán với tên gọi như: “thiết bị ghi âm điện thoại, tổng đài”; “Ghi âm kết nối máy tính” dễ tạo cho người dùng hiểu lầm đây là thiết bị gắn vào máy điện thoại cố định.
Hai loại thiết bị trên theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông được gọi là thiết bị đầu cuối và theo Khoản 2 Điều 52 của Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông thì phải được chứng nhân phù hợp tiêu chuẩn trước khi được phép lưu thông trên thị trường Việt Nam hoặc kết nối vào mạng viễn thông công cộng.
Các thiết bị đầu cuối viễn thông vi phạm có xuất xứ từ nước ngoài khi nhập vào Việt Nam không thực hiện hợp chuẩn. Theo đánh giá của cán bộ Công an TP Hà Nội, khi các thiết bị viễn thông này được mua bán và sử dụng nhiều gây ra một tâm lý bất an cho người dân vì luôn tồn tại cảm giác bị theo dõi, giám sát; các cuộc họp, hội nghị, các cuộc đàm thoại cũng rất có thể bị theo dõi, các thông tin nội bộ, bí mật không được đảm bảo an toàn.
Công tác thanh tra cũng đã phát hiện những phần mềm giám sát điện thoại sử dụng trái phép. Phần mềm này hiện nay được mua của một số công ty nước ngoài. Các công ty trong nước mua và bán lại. Có nhu cầu, khách hàng sẽ phải cung cấp mã số nhận dạng của điện thoại (Imei) cần giám sát (máy phải là máy đời mới có cấu hình cao tương thích với phần mềm mới cài được) và việc cài đặt rất nhanh, chỉ từ 2-4 phút.
Theo quy định tại Điều 38 Bộ Luật Dân sư năm 2005 về quyền bí mật đời tư, Khoản 1 quy định “Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý”, và Khoản 3 quy định “Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, diện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Chiếu theo các Điều quy định này, khi sử dụng các thiết bị viễn thông hoặc phần mềm giám sát điện thoại với mục đích “nghe trộm” hoặc “giám sát” đều là trái pháp luật.

Theo VnMedia

phamquang


 

các tin khác

  • Cụ bà 104 tuổi tạo “cơn sốt” trên Twitter
  • 9 phần mềm miễn phí nên có trên máy tính
  • Kẻ trộm khuân cả cây ATM chứa gần 100.000 USD
  • 10 CIO tiêu biểu năm 2009
  • Google phát triển nhiệt điện mặt trời
  • Xét xử “siêu trộm” thông tin thẻ tín dụng
  • Phát hiện nhiều sai phạm trong lĩnh vực viễn thông, Internet
  • CEO Yahoo chê Jerry Yang ngớ ngẩn
  • 3 “mẹo” tăng tốc Windows 7
  • Website mất an ninh chưa từng thấy

tin đọc nhiều

  • 9 ứng dụng gian lận bạn nên gỡ bỏ ngay lập tức
  • VinAI lắp đặt siêu máy tính AI mạnh nhất khu vực Đông Nam Á
  • Cách kiểm tra Giấy phép lái xe là thật hay giả
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.