Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Nỗi lòng của những phụ huynh kỷ nguyên số

Thứ hai 05/10/2009 10:53
printer envelope zini zini zini zini
Holly Kopczynski luôn luôn tự vào về bản thân vì đã nuôi dạy các con đúng cách, dạy chúng những phép lịch sự tối thiểu như luôn nói "cảm phiền" và "cám ơn". Nhưng rồi đã có chuyện xảy ra.

"Chúng tôi đang ở nhà hàng dự tiệc mừng sinh nhật mẹ tôi. Nhưng khi nhìn qua, tôi thấy hai đứa con của mình đang hì hụi nhắn tin. Chúng giấu người lớn bằng cách để điện thoại xuống dưới gầm bàn", bà mẹ có 4 con ở bang Idaho, Mỹ này kể lại. "Tôi giận muốn điên người và lập tức bảo chúng: "Các con điên hay sao? Đang ở tiệc mừng sinh nhật bà đấy! Hãy cất ngay điện thoại đi".

Ai cũng biết một sự thật là giới trẻ yêu những thiết bị công nghệ cao của chúng đến mức nào. Gần như là ám ảnh, nếu đó là từ ngữ chính xác. Nhưng so với nấu cháo điện thoại thì chúng có vẻ mê nhắn tin hơn.

Cũng vì sự ám ảnh này mà bọn trẻ đã quên khuấy, phớt lờ đi nhiều phép tắc giao tiếp lịch sự tối thiểu. Và đó chính là một thách thức hoàn toàn mới mà các bậc phụ huynh kỷ nguyên số đang phải đối mặt. Làm sao họ có thể dạy cho bọn trẻ cái gọi là "văn hóa ứng xử với đồ điện tử" được đây?

Nhiều quy tắc mới đã được lập ra, chẳng hạn như không được phép nhắn tin trong bữa tối, không nói chuyện điện thoại quá to nơi công cộng... Nhưng chừng ấy có được coi là đủ?

Chị Beth Herina, New Jersey đã đưa ra quy định "Không nhắn tin trong bữa ăn" cách đây 2 năm, sau khi cậu con trai 13 tuổi của bà mải nhắn tin đến quên cả ăn. Thêm một quy tắc nữa: không nhắn tin trong các cuộc gặp mặt gia đình. "Nó có thể nhắn tin trên đường, khi ở phòng riêng, nhưng không phải là những khoảnh khắc gia đình tụ họp. Và tôi có quyền hỏi nó đang nhắn tin cho ai".

Chưa từng có trong quá khứ

Cậu con trai Dylon của chị, lẽ dĩ nhiên chẳng ưa gì những quy định do mẹ đặt ra. Nhưng dù sao, Herina vẫn tin là mình còn cư xử đúng mực chán. Anh rể của chị thậm chí còn đọc tin nhắn trong điện thoại các con kìa.

Có một vấn đề nảy sinh là nhiều đứa trẻ, thậm chí cả người lớn, không nghĩ việc dùng thiết bị hi-tech có thể sẽ bị coi là thô lỗ, bất lịch sự vào một thời điểm nào đó.

"Chúng ta đang chứng kiến nhiều hành vi chưa từng có trước đây. Sinh viên ra khỏi lớp để trả lời điện thoại, nhắn tin trong giờ học hoặc xem TV bằng laptop trong suốt bài giảng", bà P.M.Forni, đồng sáng lập tổ chức tư vấn Civility của Đại học Johns Hopkins cho biết.

Đứa con trai 20 tuổi và cô con gái 16 tuổi của chị Kopczynski đã tắt và cất điện thoại sau khi bị mẹ mắng. Thế nhưng sự phản ứng của chúng trước mệnh lệnh của mẹ, cho tới giờ vẫn khiến chị buồn bực trong lòng.

"Đó là một khoảnh khắc thật buồn. Tôi đã lớn lên cùng với các quy tắc cư xử như không được tỳ tay lên bàn, không được xen ngang người lớn nói chuyện. Tôi đã nuôi dạy các con mình như vậy. Nhưng chúng không hề nhận ra mình đang làm gì".

Các bậc phụ huynh đang hạn chế con em của mình sử dụng không chỉ ĐTDĐ mà còn nhiều thiết bị hiện đại khác nữa. Một số kiểm soát rất gắt gao việc bọn trẻ dùng máy tính. Họ thiết lập cho mình quyền admin để kiểm soát việc truy cập Internet của con; kiểm tra xem con đang liên lạc với ai trên mạng. Đôi lúc họ còn nhìn trực tiếp vào màn hình để dò xét nội dung nữa.

Cần phải khéo léo

Chị Laura Lambert, một người mẹ tại Chicago, cố gắng không hạn chế thời gian dùng máy tính cũng như thiết lập "thiết quân luật" với 4 đứa con của mình. Sau nhiều năm phải dùng chung máy tính với cả gia đình, giờ cậu con trai 16 tuổi của chị đã được sở hữu một laptop riêng.

"Tôi nhận thấy nếu nói với bọn trẻ: con chỉ có 90 phút thôi nhé, chúng sẽ bị ám ảnh bởi điều đó cả ngày và lao như điên vào mạng. Tôi nghĩ sẽ là tốt hơn nếu bố mẹ chỉ khuyên con về cách cân bằng thời gian mà thôi".

Nhiều đứa trẻ tuổi teen có thể cảm thấy bị xúc phạm và tỏ thái độ quá khích khi bị bố mẹ kiểm tra và ép vào khuôn khổ. "Tôi hiểu vì sao các quy tắc lại ra đời. Nhưng tôi không nghĩ mình tệ đến thế. Nhiều bạn của tôi chẳng bao giờ biết đến hai từ quy tắc cả", cô con gái Kaitlyn của Kopczynski bày tỏ.

Theo lời chuyên của chuyên gia tâm lý Joy Weaver, cha mẹ nên đặt ra các quy tắc về sử dụng điện thoại và di động ngay từ đầu. Hãy giám sát kín đáo máy tính nhờ sự trợ giúp của các ứng dụng đang có. Và quan trọng nhất, người lớn cần phải là tấm gương cho trẻ. Sẽ chẳng ích gì khi bạn vừa quát tháo không cho con mình nhắn tin tại bàn ăn, mà tự bạn lại ôm máy điện thoại vài giây sau đó.

Theo Trọng Cầm (VNN/ AP)


 

các tin khác

  • 4 giải pháp “hạ hoả” máy tính xách tay
  • FBI cảnh báo làn sóng lừa đảo trên Facebook
  • Windows 7 bắt đầu được phân phối
  • Apple và Google đối đầu
  • Game trực truyến dễ nghiện, khó chữa
  • "Có lúc phải phớt lờ dư luận"
  • 10 công cụ quét virus trực tuyến miễn phí
  • Làm video slide “hàng hiệu” HD
  • Steve Ballmer nói về “cải cách” ở Microsoft

tin đọc nhiều

  • Hơn 10.000 mẫu iPhone 12 Pro và iPhone 12 Pro Max ồ ạt về VN
  • 2.000 xe GrabCar được lắp đặt các thiết bị lọc không khí
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.