Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Nội dung nào có thể bán được trên Internet?

Thứ tư 06/01/2010 16:18
printer envelope zini zini zini zini
Thế giới Internet đang tìm đáp án cho câu hỏi: Liệu người dùng có sẵn sàng trả tiền cho nội dung trên mạng? Câu trả lời là “Có” nhưng không phải tất cả


Hãng nghiên cứu thị trường Nielsen vừa tiến hành một cuộc khảo sát toàn cầu với 270.000 người tại 54 quốc khác tham gia trả lời cho câu hỏi: Bạn có đồng ý trả tiền cho những nội dung trên mạng Internet hay không? Nếu có, đó là những nội dung thuộc lĩnh vực nào?

Kết quả cho thấy, cộng đồng người dùng Internet đã có sự chuyển biến rất lớn về tư tưởng chấp thuận trả phí với việc tỷ lệ người đồng ý đã tăng cao hơn nhiều so với trước đây. Cùng với đó, người dùng cũng đã tỏ ra “rộng lượng” hơn với việc chấp nhận chung sống với quảng cáo trực tuyến để cắt giảm chi phí.

Tuy nhiên, tỷ lệ này rất khác biệt tại những vùng địa lý khác nhau và tùy thuộc vào nội dung đó là gì.

Nielsen cho biết, số người dùng đồng ý trả tiền để xem video, phim ảnh, nghe nhạc hay chơi game trên mạng có tỷ lệ cao nhất với 57%, trong khi các nội dung do người dùng tự tạo có tỷ lệ thấp nhất (dưới 25%). Điều này cho thấy mặc dù truyền thông xã hội đang bùng nổ nhưng người dùng vẫn đặt niềm tin vào các nhà sản xuất nội dung chuyên nghiệp hay các nguồn thông tin chính thống.

Khảo sát còn cho thấy, ở những nội dung bị buộc phải trả phí hoặc đang được thu phí, tỷ lệ người dùng sẵn sàng cao hơn so với những nội dung mà họ có thể tìm kiếm nguồn miễn phí thay thế.

Danh sách những nội dung và tỷ lệ người dùng sẵn sàng trả phí cho nội dung đó:

- Âm nhạc: 57%

-  Phim chiếu rạp: 57%

- Game: 51%

- Các đoạn video được sản xuất chuyên nghiệp (VD: chương  trình truyền hình): 50%

- Tạp chí: 49%

-  Báo: 42%

- Tin tức chỉ có trên Internet: 36%

- Radio (chương trình âm nhạc): 32%

- Radio qua Internet: 28%

- Cộng đồng mạng  xã hội: 28%

-  Radio (các chương trình tin tức/đối thoại…): 26%

-   Video do người dùng tự tạo: 24%

-  Blog: 20%

Cũng từ kết quả của cuộc khảo sát này cho thấy, có đến gần một nửa (47%) số người dùng Internet trên thế giới đồng ý có thêm quảng cáo trên các website để hỗ trợ cho những nội dung miễn phí.

Người dùng tại các khu vực như Trung Đông, châu Phi và Pakistan tỏ ra “thoải mái” nhất khi có tỷ lệ 55% đồng ý xem thêm quảng cáo. Các nước châu Á – Thái Bình Dương có tỷ lệ 40% trong khi người dân Bắc Mỹ và châu Âu khắt khe hơn một chút với 39%. Điều này càng khẳng định một điều rằng không có một hình mẫu thu phí nào khả thi với người dùng tại tất cả các quốc gia mà các nhà sản xuất nội dung sẽ phải áp dụng rất nhiều mô hình khác nhau.

Theo Lương Hương (ICTnews / Nielsen)


 

các tin khác

  • Tính năng GodMode bí mật trên Windows 7
  • 10 sự kiện CNTT-VT Việt Nam nổi bật của thập kỷ
  • ESPN phát sóng TV 3D WorldCup 2010
  • 10 sự kiện CNTT-VT Việt Nam nổi bật của thập kỷ (tiếp)
  • Thêm các thư mục Godmode ẩn trong Windows 7
  • 30 triệu thẻ tín dụng Đức "chết" vì lỗi Y2K+10
  • Facebook mạnh tay ngăn chặn web hỗ trợ xóa dữ liệu cá nhân
  • 26 thủ thuật Windows ấn tượng nhất
  • Sao lưu dữ liệu và toàn bộ hệ thống với EASEUS Todo Backup

tin đọc nhiều

  • Cách chuyển và nhận file từ điện thoại Android sang PC dễ dàng
  • iPhone X 64 GB giá chỉ còn 8,19 triệu đồng
  • 4 cách sửa lỗi máy tính không thể kết nối WiFi
  • Đánh giá nhanh mẫu điện thoại cao cấp Mi 11
  • 5 lý do khiến người dùng ưa chuộng iPhone hơn Android
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.