Những công nghệ đồ họa nổi bật

Về bản chất, điện toán là ngành công nghệ liên quan đến các con số. Các hệ thống đầu tiên cũng được thiết kế để xử lí các con số và giải mã; và ở tầng căn bản của toàn ngành IT thì vẫn là sự di chuyển các con số từ nơi này tới nơi khác.

Nhưng những con số thì thực sự khó khăn, bởi vì loài người mới chỉ khám phá ra chúng cách đây vài ngàn năm. Chúng ta vẫn là chủng tộc hướng theo thị giác, và máy tính chỉ bắt đầu bước ra dòng suối lớn sau khi chúng ta học được cách làm việc với chúng một cách trực giác. Những gì bạn thấy là những gì bạn nhận được (what you see is what you get) đã thực sự là một khái niệm nền tảng đầy sức mạnh.

Toàn bộ ngành công nghiệp đã có bước nhảy vọt xung quanh quá trình đưa các hình ảnh trực quan lên màn hình thứ mà chỉ bị giới hạn bởi trí não của con người.

Dưới đây là một số các công nghệ đồ họa mà đã góp phần đưa máy tính ra khỏi phòng thí nghiệm và trao vào tay những khách hàng là người làm công việc chuyên môn sáng tạo hay thích thú với các ứng dụng giải trí đa phương tiện.

1. Công nghệ in phun

Công nghệ in phun (inkjet priting) xứng đáng được nhắc tới đầu tiên, bởi vì nó góp phần đáng kể làm giảm chi phí in ấn tới mức bất kỳ ai, với chỉ 50 USD là có thể làm ra những bức ảnh mà cách đây 40 năm phải cần tới cả một công ty thương mại. Nó góp phần giúp cho các doanh nghiệp có thể tự quảng bá hình ảnh của mình, hay đưa máy in tới bất kỳ gia đình nào có nhu cầu.

Nhưng hiện nay, công nghệ này dường như đang chững lại và có dấu hiệu sớm bị thay thế. Nó vẫn tiếp tục được cung cấp ở mức độ cầm chừng chứ không còn là một ngành với quy mô lớn nữa cho tới khi nào chúng ta có các màn hình điện tử linh hoạt trong tương lai.

Công nghệ in phun cũng góp phần gây ô nhiễm và lãng phí với chất dẻo, mực và giấy in được sử dụng. Các nhà sản xuất thì bán máy in dưới giá thành chế tạo và bù vào đó thu lại chi phí từ mực in, có giá từ 5 tới 8 ngàn USD cho một gallon (4,54 lít), vì vậy thông thường thì mua một máy in phun mới còn rẻ hơn là mua hộp mực thay thế cho chiếc máy in cũ.

Thêm vào đó, một số các nhà chế tạo vẫn sử dụng vi chíp trong các hộp mực của họ với các sensor báo hết mực, và giết chết thị trường đổ mực máy in của các bên thứ 3 mặc dù đó là một hệ thống tái chế căn bản và bạn có một hệ thống mà cần được thay thế càng sớm càng tốt.

Những công nghệ đồ họa nổi bật ảnh 1

2. KidPix

Trong những năm 1990, khi mà cuộc cách mạng máy tính cá nhân đã bắt đầu sớm hơn dự kiến. Trong khi máy tính đã trở nên rẻ và dễ sử dụng hơn, thì lúc đó chưa có nhiều ứng dụng hướng tới trẻ em ngoài một vài video games. Một trong số ít các ứng dụng đó hữu dụng đối với trẻ em và có tính xây dựng là KidPix, một công cụ vẽ hoạt hình được phát triển dành cho trẻ em nhóm 4 tới 12 tuổi.

Mặc dù nó không phải là công cụ phức tạp nhất, nhưng KidPix đã đạt được mục tiêu là cho phép trẻ em tạo ra các tác phẩm số, và nó dường như nó đã tạo cảm hứng cho nhiều trẻ em những người trước đó có thể đã không quan tâm đến ước mơ sau này trở thành nghệ sỹ với các tác phẩm nghệ thuật được tạo ra nhờ kỹ thuật số.

Những công nghệ đồ họa nổi bật ảnh 2

3. Chuột quang

Vào đầu thế kỷ 21, máy tính đã được phát triển thành những cỗ máy có tốc độ nhanh, kiểu dáng đẹp hơn hẳn so với tổ tiên của chúng ở cuối những năm 1970. Nhưng một bộ phận quan trọng của công nghệ vẫn còn rất cơ bản, đó là chuột máy tính. Mặc dù mọi thứ đã trở nên nhỏ gọn, đẹp, nhanh hơn và chính xác hơn, nhưng chuột máy tính vẫn phụ thuộc và một quy trình cơ khí giản đơn với một viên bi làm xoay các bánh xe bé xíu.

Chuột quang ra đời, với vệc sử dụng phần cứng dò đường bằng lase, con chuột máy tính đã không chỉ thoát khỏi sự phụ thuộc vào bàn di nhỏ, mà nó còn trở nên chính xác hơn, dễ sử dụng hơn nữa. Đối với những người sử dụng công cụ đồ họa yêu cầu những cú nhấp chuột chính xác và chắc chắn, thì sự cải tiến này giúp cho cuộc sống của họ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Chuột quang còn góp phần loại bỏ bộ phận gây khó chịu nhất trong bộ desktop kit – đó là bàn di chuột. Các thế hệ sau chúng ta, khi đào những bãi rác lên sẽ thắc mắc tại sao trong khoảng 1 thập kỷ mà loại người đã sản xuất ra nhiều những mảnh nhựa màu mè hình chữ nhật đến vậy.

4. Công nghệ 3D

Các lĩnh vực khác nhau của ngành công nghệ thông tin đã và đang hướng sự chú ý đặc biệt vào công nghệ 3D trong những năm gần đây, và trong năm nay nó thực sự là lĩnh vực của năm.

Khả năng hiển thị hình ảnh 3 chiều đã được khám phá ra cách đây gần 100 năm, TV 3D cũng đã được giới thiệu vào những năm 1950. Cũng có những bộ film 3D ra đời vào thập kỷ 80 của thế kỷ trước, chủ yếu là các phim kinh dị như “Jaws” hay “Thứ 6 ngày 13”. Ngày nay cơn sốt dường như đang trở lại, nhưng dường như chưa có nhiều thành tựu được tạo ra.

Tại Adobe MAX 2009, nhà sản xuất James Cameron 3D của film mang cảm hứng sử thi là Avatar đã trình diễn một số cảnh trong film này. Bộ film tự thân nó đã toát lên vẻ đẹp và sự công phu, nhưng sự thỏa mãn khi xem nó lại khác. Bạn phải đeo một loại kính đặc biệt khi xem, nhưng một số hiệu ứng đặc biệt lại khiến cho nhiều khán giả bị nhức đầu. Tại một buổi giới thiệu ở Intel Developer Forum trước đó vài tuần, điều tương tự cũng đã xảy ra.

Nhưng dù sao, TV 3D sẽ sớm được bày bán, và rất có thể sẽ tạo nên một cơn sốt. Công nghệ 3D hiện vẫn chưa tìm ra được phương thức sản xuất với chi phí thấp hoặc một ứng dụng giúp trình chiếu nó rộng rãi ra công chúng. Nhưng với suy nghĩ rằng một ý tưởng sẽ trở lại sau mỗi 10 năm, thì sớm muộn gì công nghệ 3D cũng sẽ trở nên phổ biến rộng rãi trong các lĩnh vực giải trí, đặc biệt là điện ảnh.

Theo Thanh Tiếp (ICTnews)

Đọc thêm