Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Nghề làm an ninh mạng sẽ trở thành nghề "hot"

Thứ sáu 28/07/2017 06:00
printer envelope zini zini zini zini

(PLO) - Với các cuộc tấn công mạng ngày càng tăng và ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trên toàn thế giới, các nhà cung cấp dịch vụ quản lý (MSP) xem dịch vụ an ninh mạng là xu hướng công nghệ chính sẽ tác động đến thị trường trong vòng 3-5 năm tới. 

 

 

Nghiên cứu của Kaspersky Lab và Business Advantage khảo sát trên 569 công ty MSPs và VARs với các dịch vụ quản lý từ 10 quốc gia.

Xem thêm: 20 tính năng mới trên iOS 11 Beta 4 - Mới đây, Apple đã chính thức tung ra bản cập nhật iOS 11 Beta 4 cho iPhone, iPad và iPod Touch với nhiều cải tiến đáng kể.

Với việc cứ hai trong ba công ty MSP bị thiếu nhân viên an ninh mạng đủ điều kiện và nhiều  thách thức khác, ngành công nghiệp có thể sớm phải chật vật để để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đây là một trong những phát hiện chính trong báo cáo mới của Kaspersky Lab vào thực tế hiện tại và các xu hướng trong thị trường MSP toàn cầu.

Khi thị trường dịch vụ quản lý toàn cầu dự kiến sẽ đạt 245 tỷ USD vào cuối năm 2022, thì an ninh mạng không còn được coi là một chức năng riêng biệt hoặc tùy chọn ở các công ty MSP nữa. Thay vào đó, nó đã trở thành một phần không thể tách rời của các dịch vụ CNTT mà họ cung cấp - với sự hài lòng của khách hàng và khả năng giữ các sự cố an ninh ở mức tối thiểu, trong số các chỉ thị hoạt động chính.


Nghiên cứu cũng cho thấy các công ty MSPs phải đối mặt với một số thách thức khi đầu tư vào việc mở rộng cung cấp dịch vụ an ninh mạng của họ. Hai phần ba các công ty MSPs, phục vụ cả thị trường doanh nghiệp lớn (60%) và các doanh nghiệp nhỏ (58%) đều đồng ý rằng tình trạng thiếu hụt các chuyên gia bảo mật CNTT đủ tiêu chuẩn để cung cấp cho khách hàng góp phần vào thách thức của việc tăng cường cung cấp dịch vụ an ninh mạng của họ.

Chất lượng anh ninh mạng vẫn là yêu cầu hàng đầu của các công ty MSP vì các giải pháp bảo mật họ sử dụng cần có khả năng phát hiện và ngăn chặn ransomware một cách hiệu quả - một trong những mối đe dọa phát triển nhanh nhất trong năm 2016-2017.

Xem thêm: 2 cách lấy lại email khi đã lỡ tay bấm gửi - Nếu lỡ tay gửi nhầm email cho người khác, bạn có thể áp dụng mẹo nhỏ sau đây để lấy lại email trong nháy mắt.

 

TB
 

Tag

Kaspersky Lab, nghiên cứu của Kaspersky Lab, an ninh mạng, công ty MSP, dịch vụ bảo mật CNTT của Kaspersky, ransomware

các tin khác

  • Người dùng Asus sẽ được bảo hành tận nhà
  • CNTTT: Đời không như là mơ!
  • Xiaomi Mi 6 đe dọa nhiều smartphone cao cấp
  • MobiFone tung nhiều gói cước 4G giá rẻ
  • 7 cách sửa lỗi không thể gửi tin nhắn trên iPhone
  • 73 triệu smartphone Huawei được bán ra trong nửa năm
  • Diễn tập an ninh mạng phòng chống Ransomware
  • Trí tuệ nhân tạo và Tội phạm mạng: xấu tốt song hành
  • Camera công cộng làm tan nát gia đình

tin liên quan

  • 20 tính năng mới trên iOS 11 Beta 4

tin đọc nhiều

  • Hai mẫu smartwatch nhiều tính năng giá chưa đến 4 triệu
  • Người dùng iPhone nên cập nhật iOS 14.4 ngay lập tức
  • Vì sao bạn không thể tùy chỉnh cấu hình điện thoại như PC?
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.