Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

"Muốn 3G thành công, phải luôn lắng nghe người dùng!"

Thứ sáu 22/05/2009 11:25
printer envelope zini zini zini zini
"Người dùng luôn chờ đợi dịch vụ Internet băng thông rộng của họ đạt chất lượng ổn định, tốc độ cao, đơn giản, dễ sử dụng, "cần là có" và quan trọng nhất là giá thành hợp lý. Ai cũng hiểu điều đó, nhưng từ nói đến làm luôn là cả một khoảng cách".

Phát biểu tại Hội thảo Viễn thông Quốc tế Việt Nam 2009, vừa khai mạc hôm 20/05/2009 tại Hà Nội, ông Indar Atmanto, Giám đốc điều hành hãng PT INDOSAT MM (Indonesia) tin rằng, điều quan trọng nhất đối với các nhà cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng, là họ phải đi đúng hướng ngay từ đầu.

"Thị trường không có chỗ cho những sự khởi đầu sai lầm. Bạn luôn phải hiểu rõ khách hàng đòi hỏi, mong muốn gì ở mình, và sản phẩm mà bạn sắp bán, liệu có thỏa mãn được những đòi hỏi đó hay không?".

Đại đa số người dùng Internet của Indonesia có thu nhập ở mức trung bình, vì thế, để dịch vụ băng thông rộng đến được với thị trường đại trà, giá cước chính là một chìa khóa quan trọng. Mức giá thiết bị đầu cuối (trong trường hợp này là modem) không được phép vượt quá 30 USD, bởi với thu nhập bình quân chỉ vài ngàn USD/người/năm ở quốc gia Đông Nam Á này, đó đã là một khoản đầu tư ở ngưỡng "giới hạn".

Cũng theo PT Indosat, nhà cung cấp dịch vụ nên áp dụng nhiều hình thức thanh toán tiền cước khác nhau để tạo sự linh hoạt cao nhất cho khách hàng.

"Bạn có thể trả trước, trả sau, hoặc lựa chọn cơ chế lai - trả tiền sau nhưng chịu sự giới hạn về dung lượng truy cập tương tự như cơ chế trả trước. Điều quan trọng là: người dùng phải luôn cảm thấy thoải mái khi họ móc hầu bao".

Hãy lắng nghe và thấu hiểu!

Cuối cùng, ông Atmanto tin rằng "Nội dung chính là chìa khóa then chốt để phát triển dịch vụ. Không có nội dung, băng thông rộng chẳng khác gì một đường ống trống rỗng. Bạn càng có nhiều thứ để lấp đầy nó, bạn càng giữ chân khách hàng được lâu".

Hiện tại, Indosat mới dừng lại ở việc xây dựng một cổng giải trí và mạng xã hội Kongkoow phục vụ cho các thuê bao Internet băng thông rộng của mình. Ngoài ra, một website tải nhạc hợp pháp cũng đang được triển khai. Đây đều là những dịch vụ không mới trên thế giới, song ông Atmanto vẫn tỏ ra tự tin.

"Không ai có thể hiểu người dùng trong nước bằng một nhà cung cấp dịch vụ trong nước. Chuẩn hóa quốc tế nhưng vẫn phải mang đậm tính bản địa - đó là điều cốt yếu. Người dùng luôn tìm kiếm những thông tin gần gũi với họ, và đó chính là chỗ dựa vững chắc cho các doanh nghiệp trong nước".

"Không bao giờ hết cơ hội cả. Vấn đề là bạn có thực sự lắng nghe và hiểu khách hàng của mình hay không mà thôi. Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng với Indonesia, vì thế, chúng tôi tin rằng các bạn sẽ rút ra được nhiều điều từ kinh nghiệm này", ông Atmanto kết luận.

Theo Trọng Cầm (VNN)


 

các tin khác

  • 10 thất bại công nghệ lớn nhất thập kỷ
  • Lần đầu tiên ngành hải quan họp trực tuyến
  • Các “đại gia” âm nhạc chung sức tiêu diệt Pirate Bay
  • Những ứng dụng giải trí smartphone "đỉnh" nhất
  • Adobe “bắt chước” Microsoft phát hành bản tin bảo mật
  • Khai thác du lịch hiệu quả nhờ công nghệ thông tin
  • Google tăng tốc cho trình duyệt Chrome thêm 30%
  • Vài cú click để cài đặt đồng thời nhiều phần mềm
  • Facebook hỗ trợ đăng nhập bằng OpenID

tin đọc nhiều

  • Phụ nữ ngành CNTT cảm thấy khó chịu khi phải làm việc tại nhà
  • Cách hạn chế bị theo dõi khi sử dụng iPhone
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.