Chuyên trang Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Máy tính để bàn cảm ứng có thể gây ra hội chứng đau vai

Thứ tư 21/11/2012 12:20
printer envelope zini zini zini zini
Sử dụng máy tính để bàn trang bị màn hình cảm ứng là đi ngược lại với những nguyên tắc thiết kế đảm bảo tối ưu việc sử dụng thiết bị với sức khỏe người dùng và có thể gây ra hội chứng đau vai.

Tổng giám đốc Steve Ballmer của Microsoft đang ra sức quảng bá cho Windows 8. Các đánh giá về Windows 8 đa phần là tích cực và có rất ít sự chê bai. Nói chung, hầu hết mọi người cho rằng Windows 8 rất tuyệt vời. Cuộc sống thật là tốt đẹp tại Microsoft.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của trang tin công nghệ PCmag, việc trang bị màn hình cảm ứng cho máy tính để bàn để tận dụng lợi thế của Windows 8 có thể gây hại cho sức khoẻ.

Trong thực tế, PC và một số laptop màn hình cảm ứng đã xuất hiện trên thị trường. Tất nhiên, chúng xuất hiện với nhiều đặc điểm, thiết kế khác nhau nhưng lý do biến mất thì hoàn toàn giống nhau.

HP từng có máy tính để bàn màn hình cảm ứng trong thời đại của hệ điều hành DOS. Nhưng nó đã thất bại trên thị trường. Một trong những laptop đầu tiên xuất hiện vào năm 1982 là máy tính Gavilan cũng có màn hình cảm ứng, yêu cầu người dùng phải giơ tay trong không khí và di chuyển mọi thứ như đang làm việc trên bàn di chuột. Điều này rất khó chịu và hệ quả là chiếc máy đó không được người dùng quan tâm đến.

Sản phẩm của HP cũng gặp rắc rối tương tự chiếc Gavilan. Sử dụng các máy tính để bàn màn hình cảm ứng thường xuyên có thể khiến người dùng mắc hội chứng đau vai giống như hội chứng đau cổ tay do dùng chuột máy tính nhiều, một dạng căng cơ vai do các thao tác lặp đi lặp lại. Tương tự như hội chứng đau ống cổ tay do dùng chuột sai tư thế, chứng bệnh đau vai do sử dụng màn hình cảm ứng có thể kéo dài khoảng 6 tháng đến một năm mới có thể điều khỏi.

Tuy nhiên, hội chứng đau cơ vai do các hoạt động lặp đi lặp lại chỉ xảy ra với những máy tính để bàn hoặc một số laptop dùng màn hình cảm ứng, còn điện thoại hoặc máy tính bảng dùng màn hình cảm ứng sẽ không gặp vấn đề này. PCMag cho rằng sẽ có một số lượng lớn bệnh nhân mắc chứng đau vai trong thời gian tới và các công ty, trong đó có thể có Microsoft, dính líu đến các vụ kiện tụng vì lý do này.

Tóm lại, sự phát triển của máy tính để bàn dùng màn hình cảm ứng sẽ mang đến một thế hệ bệnh nhân mới. Dự đoán khoảng 8 tháng nữa màn hình cảm ứng trên máy tính để bàn sẽ trở thành mối lo ngại cho sức khoẻ và vấn đề sẽ trở nên trầm trọng hơn trong khoảng 2 năm tới, trừ phi mọi người tẩy chay những thiết bị này ngay từ đầu.

(Theo VnReview)


 

các tin khác

  • HTC không mất xu nào để “đình chiến” với Apple?
  • Khám phá mạng xã hội trên di động “Made in Việt Nam”
  • Facebook thêm tính năng tự động đồng bộ hình ảnh cho smartphone
  • Ứng dụng bản đồ Nokia tấn công iPhone, iPad
  • Ứng dụng 41 triệu USD của doanh nhân gốc Việt bị khai tử
  • Tin tặc tấn công Facebook của Phó Thủ tướng Israel
  • Google gia nhập thị trường an ninh thông tin tại Việt Nam
  • Gian hàng trực tuyến iTunes 11 sắp được ra mắt
  • Lỗi trên Windows 8 cho phép kích hoạt miễn phí

tin đọc nhiều

  • Có nên mua BlackBerry Evolve giá 8 triệu đồng?
  • Đây là cách Huawei có được công nghệ của Apple?
  • Tấn công mạng xuất phát từ Trung Quốc đang gia tăng trở lại
  • Mỹ không hợp tác với các quốc gia sử dụng hệ thống của Huawei
  • 5 lí do nên 'đặt gạch' Samsung Galaxy S10
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên trang Kỷ Nguyên Số

© Chuyên trang công nghệ Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Sở tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh
Số giấy phép: 118/GP-BTTTT Cấp ngày 31-03-2014
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn