Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Máy MP3 đe dọa gây điếc, EU muốn áp trần âm lượng

Thứ ba 15/12/2009 13:03
printer envelope zini zini zini zini
Ủy ban châu Âu (EC) đang kêu gọi áp mức âm lượng tối đa mà các nhà sản xuất được phép thiết lập trên các máy nghe nhạc MP3. Hành động này nhằm bảo vệ thính giác của người sử dụng trước nguy cơ bị ù tai, thậm chí điếc vĩnh viễn.



Máy nghe nhạc MP3, tiêu biểu là iPod, được giới trẻ sử dụng rất phổ biến.

EC muốn tất cả máy nghe nhạc bán trên toàn khu vực EU, trong đó có cả iPod, sẽ có chung một mức âm lượng giới hạn như nhau.

Hành động này là hệ quả của một báo cáo trong năm trước đã chỉ ra rằng, có đến 10 nghìn người đối mặt với nguy cơ mất thính lực vì nghe nhạc quá lớn trong thời gian kéo dài.

Các chuyên gia của EU muốn mức âm lượng tối đa mặc định được thiết lập trên các máy nghe nhạc MP3 là 85 decibel, hãng thông tấn BBC đưa tin.

Người sử dụng có thể chỉnh lên mức ân lượng tối đa là 100 decibel.

Trong tháng 1 tới, EU sẽ tiến hành lấy ý kiến từ các cơ quan tiêu chuẩn của các nước trong khối, và một thỏa thuận cuối cùng dự kiến sẽ được thông qua trong mùa xuân.

Một số máy nghe nhạc cá nhân đã được kiểm tra tại các cơ sở thử nghiệm cho thấy có thể tăng âm lượng lên mức 120 decibel, tương đương với tiếng ồn của một chiếc phản lực đang cất cánh, và không có mức âm lượng mặc định an toàn nào đang được áp dụng, mặc dù các nhà sản xuất có nghĩa vụ phải in thông tin về các nguy cơ trong tài liệu hướng dẫn.

Những chiếc máy nghe nhạc hiện đại được cho là nguy hiểm hơn các thiết bị phát nhạc cố định, đài băng hay đài đĩa, bởi người sử dụng có thể lưu nhiều giờ nhạc và thường xuyên nghe trong lúc di chuyển với âm lượng được đặt ở mức cao để tránh những tiếng ồn bên ngoài. 

Tiến sĩ Robin Yeoh, một bác sĩ tư vấn thính học ở London, nói: “Ngày càng có nhiều người trẻ tuổi gọi cho tôi vì bị ù tai hoặc thậm chí không nghe được nữa, như là kết quả trực tiếp từ việc tiếp xúc với nhạc âm lượng lớn.

“Đó là loại tổn hại mà trong quá khứ đã từng xảy ra vì tiếng ồn công nghiệp”, ông nói. “Tổn hại vĩnh viễn sẽ hủy hoại cơ hội kiếm việc làm và cả cuộc sống cá nhân họ”.

“Lựa chọn cá nhân”

DigitalEurope, cơ quan đại diện cho ngành công nghiệp điện tử châu Âu có trụ sở ở Brussels (Bỉ), cũng đồng ý rằng an toàn cần phải được cải thiện.

Nhưng người phát ngôn của cơ quan này, ông Tony Graziano, cho rằng “các giải pháp phải cân bằng giữa sự an toàn và quyền được hưởng thụ sản phẩm của khách hàng”.

 “85 decibel là không thích hợp vì tiếng ồn từ giao thông, các phương tiện và chúng sẽ át hết tiếng nhạc”, ông nói.

Nghị sĩ nghị viện châu Âu, Martin Callanan, người làm việc trong lĩnh vực môi trường, y tế và an toàn thực phẩm ở Ủy ban châu Âu EU, khẳng định: “Trẻ em đã luôn nghe nhạc âm lượng lớn và điều này sẽ không khiến chúng dừng lại”.

Ông nói thêm: “Bạn sẽ phải giáo dục sự nguy hiểm nhưng rốt cuộc, bạn vẫn phải đồng ý với trách nhiệm và sự lựa chọn cá nhân của chúng”.

Theo Quý Đoàn (Dân Trí / BBC)


 

các tin khác

  • Google Goggles - tương lai tìm kiếm trên di động
  • Cisco mua Tandberg ASA 3,4 tỉ USD
  • Dãy số đếm ngược bí hiểm trên trang của Google
  • Seagate Momentus Thin - ổ cứng laptop mỏng nhất thế giới
  • Kéo dài thời gian dùng thử AVG Internet Security
  • Truy tìm file trùng lắp nội dung, dọn sạch máy tính
  • Tạo Wireless Hosted Network trong Windows 7
  • Smartphone: thông minh hơn, tương tác hơn (I)
  • Nga, Mỹ hội đàm về vũ khí tin học và an ninh mạng

tin đọc nhiều

  • Những dữ liệu bạn sẽ bị thu thập khi sử dụng gmail miễn phí?
  • Cách cài đặt ứng dụng (APK) bất kỳ trên tivi thông minh
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.