Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số
Nhịp công nghệ

Nhịp công nghệ

“Mập mờ”... pin laptop

Thứ tư 12/01/2011 16:42
printer envelope zini zini zini zini
Quảng cáo pin sử dụng lên đến 9 giờ nhưng thực tế người dùng chỉ dùng được 4 – 5 giờ, pin 6 giờ chỉ dùng được 2 giờ 30 phút… đó là hiện tượng phổ biến mà người dùng gặp phải khi mua laptop.

Dù được nhà sản xuất quảng cáo là pin có thể hoạt động liên tục nhiều giờ liền nhưng thực tế, bộ nguồn vẫn là bạn đồng hành thường xuyên của người dùng laptop. (Ảnh minh họa)

Nhà sản xuất quảng cáo... điêu?

Anh Lê Trung Trực, tại quận 3, TP.HCM cho biết, ngày 03/12/10 anh có mua 1 laptop Samsung NP-Q428 DS05VN giá 18 triệu. Theo như website Samsung đưa thì, dòng máy này pin có thể sử dụng được 6h. Nhưng thực tế anh chỉ dùng được trong khoảng 2h30’. Ngày 9/12/10 anh có đem pin đến Trung tâm bảo hành của công ty Samsung tại 180 Pasteur thì được giải thích 6h là thời gian chờ. Cách giải thích này theo anh Trực là không chấp nhận được.

Hay chị Nguyễn Thị Phượng, ở Tân Bình, TP.HCM, vẫn không cảm thấy hài lòng về chiếc Acer TimelineX mà mình đã mua. Đọc các thông tin về dòng máy này thấy pin được quảng bá lên tới 8 tiếng, nhưng khi mua về sử dụng thì pin chỉ được 4 – 4,5 tiếng máy đã báo hết. Mặc dù như thế so với các laptop khác có hơn chút đỉnh, nhưng chị vẫn tức anh ách vì nó đã hoạt động không giống như với quảng cáo...

Thực tế, không riêng gì các sản phẩm laptop của các hãng trên, mà nhiều laptop của các hãng khác trên thị trường khi mua về sử dụng cũng gặp tình trạng này và khách hàng trở thành người chịu thiệt vì không biết làm thế nào.

Hay người bán cố tình "chơi chữ"?

Trước thắc mắc của anh Trực về pin laptop Samsung như trên, phóng viên đã liên hệ với Samsung và nhận được câu trả lời: Samsung niêm yết thời gian sử dụng pin trên máy tính xách tay (MTXT) Q428 lên đến 6 tiếng nghĩa là máy có thể hoạt động liên tục đến 6 giờ trong điều kiện... lý tưởng (??!). Đây cũng là thông lệ mà nhiều hãng sản xuất MTXT đã và đang thực hiện trên toàn thế giới. Thời gian sử dụng trên thực tế có thể rất khác nhau tuỳ thuộc vào cách sử dụng máy, cụ thể: Điều chỉnh chế độ sáng/tối của màn hình; Bật/tắt Wifi/Bluetooth; Chạy các ứng dụng thường xuyên truy cập đĩa cứng/đĩa quang; Lựa chọn chế độ sử dụng pin (Power Option)…

Trong vai trò khách hàng, liên hệ với trung tâm bảo hành của Acer hay Dell để hỏi về chiếc máy tính của mình, câu trả lời nhận được cũng tương tự. Nhân viên kỹ thuật ở các trung tâm này cho biết, dung lượng pin như quảng bá là hoàn toàn chính xác, có điều trong điều kiện máy tính ở thời gian... chờ.

Theo ý kiến, của các kỹ thuật viên tin học tại TPHCM, câu trả lời của Samsung hay các hãng máy tính trên đến khách hàng của mình hoàn toàn đúng, nhưng có điều các hãng này đang “chơi chữ” với khách hàng. Bởi thực tế, nếu nói sử dụng pin đến 6 giờ, mà bắt buộc không có wifi và màn hình tối thui, khách hàng chỉ có bật máy lên để ngó chứ không thể làm được gì.

Thường đối với một chiếc laptop, chỉ có sử dụng đĩa quang là tốn năng lượng pin nhiều nhất, 1 chiếc laptop nếu pin 3 giờ, sử dụng cho đĩa quang sẽ mất 1 giờ pin, máy khi sử dụng chỉ được 1h30 đến 1h45 phút là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, độ sáng và sử dụng wifi/Bluetooth đều chiếm lượng pin không nhiều, chính vì thế một số máy tính chỉ sử dụng những tính năng trên mà thời gian chỉ 1h45 phút, điều này chứng tỏ pin chỉ đạt chất lượng kém.

Theo anh Nguyễn Văn Quang, kỹ thuật viên tin học tại quận 3, TP.HCM, rất khó mà kiện tụng được các hãng vì họ không sai, chỉ là “mập mờ” không nói rõ với khách hàng của mình khi họ mua sản phẩm, đến khi họ đem ra bảo hành thắc mắc về dung lượng pin mới giải thích. Cách tốt nhất khách hàng khi đi mua các sản phẩm laptop cần phải hỏi kỹ cửa hàng và đề nghị cam kết bán hàng đúng như giới thiệu, rồi mới nên mua.

Theo Mỹ Lê (ICTnews)


 

các tin khác

  • Vì sao Facebook gặp khó ở Nhật Bản?
  • Google dùng lại "người cũ" của Microsoft ở Ấn Độ
  • Facebook thay đổi giao diện trang cá nhân
  • Nhà sáng lập Facebook lại gặp rắc rối vì ăn cắp ý tưởng
  • 8 nỗi ám ảnh liên quan đến công nghệ của thập kỷ
  • Việt Nam vẫn trong top 10 nước phát tán spam
  • YouTube đạt 200 triệu lượt xem video mỗi ngày
  • iPhone, iPad mới sẽ không còn nút Home
  • Microsoft chống lại quyền sở hữu “App Store” của Apple

tin đọc nhiều

CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.