Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Mạo danh YouTube để phát tán mã độc

Thứ ba 07/12/2010 12:41
printer envelope zini zini zini zini
Công ty an ninh mạng Bkav vừa phát đi cảnh báo người dùng hãy cẩn thận với những đường link mượn danh YouTube để phát tán mã độc.

Theo công ty Bkav, thời gian gần đây, rất nhiều tài khoản Yahoo! Messenger nhận được đường link http://youtube.com%2Eche[removed]nfig%2Einfo/?video=flash&vid=thr2503. Hầu hết người sử dụng nghĩ rằng, link này sẽ dẫn đến website chia sẻ video clip nổi tiếng thế giới Youtube.com. Thực chất không phải như vậy, link này dẫn tới một website chứa virus.

Link mạo danh YouTube xuất hiện trên Yahoo! Messenger để lừa phát tán mã độc.

Các chuyên gia của Bkav cho rằng điểm bất thường ở đây là cụm ký tự “%2E” xuất hiện ngay sau cụm “youtube.com” trong đường link. Với các trình duyệt, “%2E” được hiểu là một dấu chấm (.). Do vậy, đường link này thực chất là youtube.com.che[removed]nfig.info (một tên miền cấp 4), chứ không phải là youtube.com thật (vốn là một tên miền cấp 2).

Việc thay thế dấu chấm bằng cụm ký tự “%2E” đã đánh lừa thị giác của người dùng, tạo cảm giác ký hiệu “%” giống với dấu gạch chéo “/”, dấu phân cách thư mục trên đường link.

Website chứa virus có giao diện giống Youtube.com

Ngoài việc ngụy trang bằng đường link giả mạo, giao diện của website chứa mã độc cũng được làm giống hệt giao diện của YouTube. Điều này khiến cho hầu hết những người đã bấm vào link đều không nghi ngờ và bị lừa tải virus về.

“Đây là một hình thức lừa đảo mới, quá trình lừa đảo được thực hiện rất tinh vi. Thậm chí, ngay cả những người am hiểu về CNTT cũng có thể bị lừa”, ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Bộ phận nghiên cứu của Bkav, cảnh báo.

Hơn 160 website bị hacker tấn công

Theo thống kê của Bkav, trong tháng 11/2010, có 161 website của các cơ quan và doanh nghiệp tại Việt Nam bị hacker xâm nhập, trong đó hầu hết là do hacker nước ngoài tấn công (148 trường hợp) và chỉ có 13 trường hợp gây ra bởi hacker trong nước.

Trong tháng 11, hệ thống của Bkav đã phát hiện 5.432 dòng virus máy tính mới xuất hiện tại Việt Nam. Các virus này đã lây nhiễm trên 4.184.000 lượt máy tính. Virus lây nhiều nhất trong tháng qua là W32.AutoRunUSB.Worm đã lây nhiễm trên 276.000 lượt máy tính.

Theo Nguyễn Hằng (ICTnews)


 

các tin khác

  • Hacker giả link YouTube phát tán mã độc
  • Báo VietNamNet lại bị tin tặc tấn công
  • TV Panasonic được nhiều người tin cậy nhất
  • Trung Quốc phát triển hệ thống kiểm soát không lưu
  • 4 tháng, TP.HCM đóng cửa 20 game online
  • Chữa bệnh “ngốn” RAM cho Firefox
  • Apple có thể ra mắt Mac App Store tuần sau
  • Google mở thư viện sách điện tử lớn nhất thế giới
  • Nhật mất cơ hội thực hiện World Cup 3D đầu tiên

tin đọc nhiều

  • iPhone 12 series giảm giá 5,6 triệu đồng dịp cuối tuần
  • Cách sử dụng video ngắn để nâng cao khả năng tiếp thị
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.