Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Mạng Việt đang phất!

Chủ nhật 31/01/2010 00:37
printer envelope zini zini zini zini
Doanh nghiệp làm web trong nước dựa trên ý tưởng có trước, phát triển theo hướng mới thu hút lượng truy cập rất lớn. Các sản phẩm công nghệ phần lớn là “kế thừa”.

Chuyện “ăn theo” được xem là khá phổ biến trong giới công nghệ, đặc biệt là các ý tưởng về web, thế nhưng biết “ứng biến tùy cơ” sao cho phù hợp chỉ một số ít người làm được.

Phát triển từ ý tưởng cũ

Khi Blog 360 đóng cửa, các mạng xã hội trong và ngoài nước tranh nhau chiếm thị phần bỏ trống bằng nhiều chiêu thức hấp dẫn khác nhau. Dù sinh sau đẻ muộn nhưng sau một thời gian ngắn Zing Me trở thành mạng xã hội có vai vế. Theo thống kê  tính đến tháng 1-2010, số lượng tài khoản Zing Me (có đăng nhập vào hệ thống ít nhất một lần trong vòng 30 ngày) là trên 5 triệu thành viên, trong khi đó Facebook và Tamtay trên 800.000 người truy cập.

Theo cộng đồng blog, việc thành công của mạng này là “ăn theo” nhiều dịch vụ của Facebook. Có thể nhận ra nhiều điểm tương đồng về nhiều chức năng giữa hai mạng này. Ví dụ như trang hiển thị tất cả các bài đăng của bạn bè được Facebook gọi là “Wall’’, còn Zing Me thì có “Tường”. Các trò chơi nóng nhất trên Facebook cũng có mặt trên Zing Me như Siêu thị bạn bè, Nông trại vui vẻ, Cuộc chiến đỗ xe...

Zing Me lôi kéo nhiều “sao” Việt như Kasim Hoàng Vũ, Đàm Vĩnh Hưng… lập tài khoản, thu hút những người hâm mộ đến với mạng này. Ngoài ra, Zing Me là một phần của Zing có trước đó tích hợp các dịch vụ thư điện tử, chia sẻ nhạc, video… khá tiện ích.

Ban quản trị Zing Me khá thành công từ ý tưởng xây dựng mạng xã hội thứ ba, được xem là một Facebook Việt Nam.

Tương tự như Zing Me, Socbay được xem là một bản “phát triển theo” khá hoàn hảo, mỗi ngày có từ 600.000 đến 1,2 triệu lượt truy cập. Socbay hiện có hơn 1 tỉ bản dữ liệu tiếng Việt, đây là một con số không tưởng đối với khá nhiều trang web hạng sang.

Thêm sáng kiến mới

Socbay.com là công cụ tìm kiếm do nhóm năm người bạn là Nguyễn Xuân Tài, Hồ Minh Đức, Đinh Nho Nam, Lê Văn Hùng và Nguyễn Hoàng Trung thực hiện. Họ từng đoạt nhiều giải thưởng cuộc thi Tin học trẻ không chuyên toàn quốc. Giữa năm 2006, sau khi tốt nghiệp đại học, họ lập Công ty Cổ phần Dịch vụ NaisCorp. Tháng 7-2007, NaisCorp chính thức hợp tác với Yahoo! và Google, trở thành đối tác chiến lược của Công ty VDC và sau đó được IDG Ventures công bố đầu tư vốn. Sản phẩm tìm kiếm socbay kế thừa từ các thành công của công cụ engine khác như Baidu (Trung Quốc), Naver (Hàn Quốc), thậm chí là Google. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm được, trước đó monava, 7sac, bamboo, timnhanh... phải từ bỏ ước mơ làm công cụ tìm kiếm vì nhiều vấn đề về công nghệ và vốn đầu tư.

Nhiều doanh nghiệp trong nước cũng bắt đầu gây được tiếng nói với quốc tế. Đơn cử như Vinabook.com, mô hình kinh doanh sách trực tuyến phát triển theo hướng của Amazon.com hay Dangdang.com của nước ngoài. Tương tự, ChợĐiệnTử của giám đốc trẻ Trần Hòa Bình cũng được thành lập và phát triển trên ý tưởng của website bán hàng trực tuyến eBay. Đón đầu xu hướng phát triển thương mại điện tử của Việt Nam, ý tưởng kinh doanh này được tập đoàn quốc tế IDG và Softbank đầu tư.

Một trang web của socbay.

Muốn thành công phải sáng tạo

Ông Vương Quang Khải, Phó Tổng Giám đốc phụ trách sản phẩm web Công ty VNG, cho biết Zing Me có điểm tương đồng nhưng cũng khác biệt so với Facebook. Facebook có doanh thu chủ yếu từ quảng cáo, còn nguồn thu chính của Zing Me là bán vật phẩm ảo (như avatar, quà ảo, thú ảo), thu phí dịch vụ cao cấp và chia sẻ lợi nhuận với các nhà phát triển.

Còn theo ông Hồ Minh Đức, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ Công nghệ thông tin Naiscorp, việc phát triển các mô hình như công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, chợ mạng... xuất phát từ nhu cầu người dùng, đồng thời khắc phục những cái mà sản phẩm nước ngoài không làm được. Cụ thể như hình thức thanh toán, văn hóa, dữ liệu Việt, ngôn ngữ Việt, thói quen người Việt. Thế nên việc nghiên cứu xử lý các vấn đề kỹ thuật để giải quyết các vấn đề trên sao cho phù hợp với văn hóa và thói quen người Việt là một trong những yếu tố thành công.

Các sản phẩm công nghệ phần lớn là “kế thừa”

Ngày nay, tạo ra một sản phẩm mới hoàn toàn là điều cực kỳ khó, việc kế thừa các sản phẩm đi trước là điều hết sức bình thường trong lĩnh vực công nghệ thông tin cho nên việc phát triển theo là khá phổ biến. Đơn cử như công cụ tìm kiếm (search), Google ra đời sau Altavista và Yahoo Search nên thừa kế rất nhiều đặc điểm của các sản phẩm đi trước nhưng khác biệt về chiến lược tiếp thị và công nghệ đã giúp Google đánh bại các đối thủ. Tương tự, Facebook cũng “học hỏi” rất nhiều từ các mạng xã hội ra đời trước như Friendster và MySpace. Sau đó, mạng này trở thành một trong những mạng xã hội hàng đầu ở toàn cầu.

BÁ HUY


 

các tin khác

  • Website cho người khiếm thị
  • Nhà mạng cho thêm 30 ngày mới hủy số
  • Trở thành họa sĩ với FotoSketcher
  • Máy iPad của Apple bất ngờ xuất hiện tại Grammy 52
  • Apple lên kế hoạch cho Google "hít khói"
  • Bản thử nghiệm đầu tiên của Chrome 5 bất ngờ trình làng
  • 8 câu chuyện khó tin về iPhone
  • Chưa xem xét kéo dài đầu số 09x
  • WiMAX chờ “đèn xanh” ở Quảng Ninh

tin đọc nhiều

  • Hơn 10.000 mẫu iPhone 12 Pro và iPhone 12 Pro Max ồ ạt về VN
  • 2.000 xe GrabCar được lắp đặt các thiết bị lọc không khí
  • 8 cách sửa lỗi điện thoại Samsung không nhận được tin nhắn
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.