Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số
Nhịp công nghệ

Nhịp công nghệ

Mang họa vào thân vì 'bác sĩ' Google

Thứ sáu 03/08/2012 17:17
printer envelope zini zini zini zini
Khảo sát 1.300 kết quả tìm kiếm trên trang Google liên quan đến sự an toàn của trẻ sơ sinh khi ngủ, các nhà nghiên cứu phát hiện chỉ 43,5% website cung cấp thông tin chính xác. Phần còn lại sai bét, hoặc không thỏa đáng.

Nghiên cứu này cho thấy bạn có thể phải nghĩ lại mỗi khi có ý định "gúc-gồ" để tìm kiếm các lời khuyên trên mạng về bệnh tật của mình.

Nghiên cứu 1.300 kết quả tìm kiếm Google liên quan đến an toàn giấc ngủ trẻ sơ sinh, các nhà khoa học phát hiện chưa đầy 44% thông tin là chính xác.
 
"Những người cung cấp thông tin sức khỏe phải nhận ra rằng nhiều bậc cha mẹ đã quay sang sử dụng thông tin trên Internet để biết về giấc ngủ của trẻ, và sau đó làm theo lời khuyên ấy, bất kể độ tin cậy của nguồn tin", tiến sĩ Rachel Moon, bác sĩ nhi, trưởng nhóm nghiên cứu vừa cho biết trên tạp chí Pediatrics.

Tiến sĩ Moon đã sử dụng 13 cụm từ có liên quan đến sự an toàn giấc ngủ của trẻ sơ sinh, trong đó có các cụm từ "tư thế ngủ của bé sơ sinh", "núm vú giả" để tìm kiếm trên Google.

Bà và cộng sự sau đó phân tích 100 kết quả đầu tiên được đưa ra đối với mỗi cụm từ, và xác định độ chính xác của chúng thông qua việc so sánh với khuyến cáo mới nhất của Hiệp hội Nhi khoa Mỹ.

"Nếu bạn muốn sử dụng Internet, hãy chắc chắc tên miền của website đó có đuôi là .gov hoặc .org hoặc .state", Joyner - cộng sự của tiến sĩ Moon - cho biết trên ABC.

Các website chính xác nhất thường là của các tổ chức chính phủ, với độ chính xác là 80,1%, theo nghiên cứu. Các thông tin kém tin cậy nhất đến từ các blog, với độ chính xác chỉ là 30,9%.

Chẳng hạn, trang web BabySleepSite.com nói rằng các em bé có thể ngủ sấp nếu bé đã có khả năng tự lật mình. Nhưng theo Hiệp hội bác sĩ Nhi khoa Mỹ, tất cả các bé dưới 1 tuổi luôn phải được nằm ngửa khi ngủ, và cha mẹ phải giám sát bé định kỳ.

Các chuyên gia cũng nhận định "thông tin sai" hoặc "thông tin kém" còn tệ hơn là không biết thông tin gì. Do vậy, bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn trực tiếp nhất.

Tuy nhiên, vấn đề ngủ của trẻ cũng chỉ là một trong vô số các chủ đề không chính xác trên mạng, các bác sĩ cho biết.

"Chuyện gì xảy ra nếu một bệnh nhân phát hiện thấy một khối lạ trên người mình, và đọc trên mạng rằng đó có thể là một u nang?", tiến sĩ Andrew Carroll - một bác sĩ gia đình ở Arizona - đặt vấn đề. Bệnh nhân đó có thể không đi gặp bác sĩ, để rồi vài tháng sau phát hiện ra rằng đó là u ác tính.

Carroll cũng cho biết nhiều bệnh nhân đến gặp ông với những sản phẩm chăm sóc sức khỏe mà họ đọc được trên mạng. Một bệnh nhân như vậy mang tới lọ Metanx, được chỉ định để giúp người bệnh tiểu đường, và hỏi liệu có loại nào rẻ hơn để cô có thể uống không.

"Chị có thể dùng thuốc bổ thông thường", Carroll nói, khi nhìn vào thành phần của lọ thuốc này. Sản phẩm như vậy không gây hại cho cô bệnh nhân, nhưng cũng chẳng giúp ích gì đặc biệt cả, ông nói.

Thuận An


 

các tin khác

  • Sharp xuất xưởng màn hình iPhone 5 trong tháng 8
  • Vì sao phải chuyển mạng giữ nguyên số?
  • Trang blog của hãng tin Reuters bất ngờ bị hack
  • Sẽ hỗ trợ doanh nghiệp viễn thông đầu tư ra nước ngoài
  • Hacker tìm ra lỗ hổng bảo mật ở website của VTC
  • Hàng quán lên mạng xã hội
  • Hàng loạt bí mật về Apple bị lộ trong vụ kiện với Samsung
  • Sẽ thu cước hòa mạng của thuê bao di động trả trước
  • Apple - phù thủy đang đánh mất phép màu

tin đọc nhiều

  • Lộ diện phần mềm độc hại chuyên đánh cắp dữ liệu nhạy cảm
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.