Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Loại công nghệ nào sẽ lên ngôi vô địch trong năm 2019?

Thứ tư 30/01/2019 10:38
printer envelope zini zini zini zini
(PLO) - Với sự xuất hiện của hàng loạt công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ tự động hoá, dữ liệu và blockchain,... Trong năm nay, loại công nghệ nào lên ngôi vô địch?

AI len lỏi trong mọi ứng dụng

Ước tính trong năm 2019, con người sẽ còn kích hoạt một lượng dữ liệu lớn hơn nhiều so với tổng dữ liệu được tạo ra trong vòng 5.000 năm qua. 

Như một lẽ dĩ nhiên, chúng ta đã tận mắt chứng kiến sự thay đổi của các ứng dụng trong cuộc sống. Các ứng dụng back office truyền thống nay đã trở thành quá khứ. Chúng đã được “tái phát minh” với những cải tiến giao diện sáng tạo và tính năng tự động hoá mạnh mẽ. Trong tương lai, sự thay đổi này sẽ phủ sóng khắp mọi nơi.


Năng suất gấp đôi

Trên thực tế, nhiều khách hàng đã ứng dụng thành công AI trong phát triển doanh nghiệp, điển hình như Câu lạc bộ bóng đá Tây Ban Nha RCD Espanyol. Đội ngũ tài chính của họ đã ghi nhận mức tăng trưởng 20% về hiệu quả công việc sau khi ứng dụng AI và dựa vào đó để giúp đưa ra những quyết định kinh doanh mà không cần tới sự can thiệp của con người.

Dự đoán vào năm 2025, mức tăng năng suất tạo nên bởi AI và các trải nghiệm tăng cường có thể chạm mốc 50% so với hiện tại.  

“Tự động hoá” giúp dịch chuyển núi (dữ liệu), không chỉ ô tô

Trên thực tế, công nghệ tự động hóa được kỳ vọng lan tỏa rộng rãi trong giới doanh nghiệp. Với 70% các chức năng công nghệ thông tin được vận hành hoàn toàn tự động, các công ty có thể cắt giảm được tối đa nguồn nhân lực cần thiết để thực hành các tác vụ máy móc, tiêu tốn tới hàng tỷ giờ đồng hồ mỗi năm để có thể tập trung vào những cải tiến và phát triển kinh doanh.

Đồng thời, trong bối cảnh số lượng các sự cố bảo mật được dự đoán sẽ tăng lên gấp 100 lần, những tác vụ bảo mật cũng sẽ cần được tự động hoá. Báo cáo Ứng dụng Điện toán đám mây và Thống kê Rủi ro 2019 của McAfee cho thấy chỉ 1 trong số 100 triệu sự cố được xem là mối đe dọa thực sự, nhưng với mật độ dày đặc như hiện tại, việc “mò kim đáy bể” sẽ chỉ có thể thực hiện được với sự trợ giúp của công nghệ tự động hoá.

Blockchain trở thành nền tảng của niềm tin

Giống như AI, blockchain cũng sẽ len lỏi trong mọi hoạt động thường nhật của doanh nghiệp khi được tích hợp vào các ứng dụng.

Vậy, câu hỏi còn lại là, chiến thắng cuối cùng sẽ thuộc về loại hình công nghệ nào? Đã xa rồi cái thời AI hay blockchain được coi như là những thực thể độc lập trong một cơ sở hạ tầng. Thay vào đó, chúng sẽ được tích hợp trong các ứng dụng của các tổ chức để giúp họ gặt hái được những thành quả thiết thực.

Do đó, những gì mà AI, Blockchain, hay Công nghệ Tự động hoá thực sự cần là một cộng sự vững chãi, giúp phát huy thế mạnh và gia tăng giá trị thực của bản thân các công nghệ này.  

TIỂU MINH
 

Tag

Công nghệ Thông tin, công nghệ AI, Blockchain, Công nghệ Tự động hoá, ngôi vô địch

các tin khác

  • Chất lượng mạng 4G sẽ không bị nghẽn trong dịp tết 2019
  • Nhu cầu sử dụng mạng 4G tăng đột biến vào dịp tết 2019
  • Tắt FaceTime ngay nếu không muốn bị theo dõi
  • 2 cách tra cứu thông tin phạt nguội tết 2019
  • Cách kiểm tra chất lượng không khí và thời tiết ngày tết
  • Sôi động mua sắm điện thoại những ngày cuối năm
  • Nhà mạng chính thức cung cấp eSIM
  • Top 10 mẫu smartphone bán chạy nhất năm 2018
  • Danh sách 29 ứng dụng ăn cắp hình ảnh riêng tư trên điện thoại

tin liên quan

  • Cách đặt phòng khách sạn giá rẻ tết 2019
  • Huawei có còn là mối đe dọa an ninh quốc gia?
  • Nhiều mẫu iPhone giảm giá mạnh dịp cận tết 2019

tin đọc nhiều

  • Những dữ liệu bạn sẽ bị thu thập khi sử dụng gmail miễn phí?
  • Cách cài đặt ứng dụng (APK) bất kỳ trên tivi thông minh
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.