Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Làng công nghệ Nhật Bản “chao đảo” vì động đất

Thứ bảy 12/03/2011 16:31
printer envelope zini zini zini zini
Trận động đất mạnh tới 8,9 độ richter kèm theo sóng thần tấn công Nhật Bản hôm qua không chỉ gây nhiều thiệt hại về người và của trên diện rộng mà còn ảnh hưởng lớn đến các công ty điện tử và công nghệ của đất nước này.

Làng công nghệ Nhật Bản bị xáo trộn sau động đất.
Nhật Bản hiện đang đóng một vai trò trung tâm trong các ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng và công nghệ cao, là “mái nhà” của những “đại gia” tên tuổi đẳng cấp thế giới như Sony, Toshiba và Nintendo. Ngoài ra, nhiều công ty công nghệ châu Âu và Mỹ cũng đặt những văn phòng quan trọng và có các hoạt động kinh doanh tại Nhật Bản.

Tất cả các công ty này đều vẫn đang trong quá trình đánh giá sơ bộ những thiệt hại của họ vài giờ sau khi trận động đất mạnh tới 8,9 độ richter xảy ra.

Theo Bloomberg, Sony đã ngừng mọi hoạt động tại sáu nhà máy của hãng này ở vùng Tohoku nằm ở đông bắc Nhật Bản. Tất cả nhân viên tại những nhà máy bị ảnh hưởng này đã được sơ tán. Trong khi đó, Sony hiện đang xem xét những tác động của cơn địa chấn và sóng thần lớn nhất trong vòng 140 năm qua vừa xảy ra ở nước này. Reuters khẳng định mức độ thiệt hại đến nay vẫn chưa thể tính toán được.

Bloomberg cho biết một số nhân viên Panasonic đang làm việc tại ba nhà máy của hãng này ở các khu vực Miyagi và Fukushima đã bị thương nhẹ. Riêng Canon (có trụ sở tại Tokyo) khẳng định tuy các nhà máy của hãng không bị thiệt hại gì nhưng Canon cũng quyết định ngừng việc sản xuất lại.

Trong khi đó, cách biển của Nhật Bản không xa, gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Hàn Quốc Samsung có vẻ như đã tránh được những thiệt hại nghiêm trọng. Bloomberd cho biết Samsung dự kiến sẽ chỉ chịu một tác động tác thiểu trong quá trình sản xuất vì phải ngừng mọi hoạt động khi động đất xảy ra để tránh các sự cố.

Theo trang web Smarthouse, Sanyo, Sharp và Mitsubishi cũng cho biết họ bị ảnh hưởng vì buộc phải đóng cửa các nhà máy và gián đoạn các hoạt động của họ. Nhà máy sản xuất màn hình LED mới của Sharp ở Sakai được xây dựng để chống đỡ được các trận động đất đã tự động ngừng hoạt động khi cảm nhận được những rung lắc đầu tiên.

Một phát ngôn viên của HP đã thông báo cho giới truyền thông về tình hình hoạt động của hãng này tại Nhật Bản: “Sự an toàn của đội ngũ nhân viên, gia đình và tài sản cá nhân của họ là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi tại thời điểm này. HP cũng đang làm việc sát sao với khách hàng và các đối tác để đảm bảo giảm thiểu sự gián đoạn cho các hoạt động kinh doanh của họ”.

Theo Võ Hiền (Dân trí / Cnet)


 

các tin khác

  • Viettel bổ sung khẩn 5Gbps Internet đi quốc tế
  • Hack thành công Safari... trong 5 giây
  • Nokia chi hơn 6 triệu USD "câu" CEO từ Microsoft
  • Tin tặc có thể lợi dụng thảm họa ở Nhật để lừa đảo
  • Bảo quản thẻ nhớ đúng cách
  • Hậu quả của việc nhắn tin khi đi đường
  • Trong thiên tai, Internet của Nhật vẫn "khủng"
  • Vodafone và Verizon lại lên kế hoạch "bắt tay" mới
  • Việt Nam thử nghiệm thành công mạng 100G Coherent

tin liên quan

  • Điều gì đã xảy ra với hệ thống cảnh báo sớm của Nhật?
  • Thảm họa kép giết hàng nghìn người tại Nhật (Clip)
  • Thủ tướng thăm hỏi về trận động đất tại Nhật Bản

tin đọc nhiều

  • Samsung Galaxy S20 Ultra rớt giá thê thảm sau gần 1 năm ra mắt
  • 164 ứng dụng bạn nên gỡ bỏ khỏi điện thoại ngay lập tức
  • Cách ẩn nhanh các nội dung độc hại trên mạng xã hội
  • Nhiều mẫu laptop giảm giá 30% dịp cuối năm
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.