Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Lại bùng lên cuộc chiến 130.000 tỷ đồng

Thứ tư 19/01/2011 16:01
printer envelope zini zini zini zini
Sau cuộc chạy đua cán mốc 100.000 tỷ đồng vào năm vừa qua, cả VNPT và Viettel đều đã điều chỉnh mục tiêu doanh thu của mình lên 130.000 tỷ đồng trong năm 2011.



Viettel đã công bố với báo giới mục tiêu tăng trưởng năm 2011 là 19%.

Lợi nhuận: Kẻ tám lạng người nửa cân 

Câu chuyện về cuộc đua 100.000 tỷ của hai “đại gia” trong làng viễn thông Việt Nam là VNPT và Viettel được thổi bùng lên đầu năm 2010 khiến cho giới truyền thông tốn rất nhiều giấy mực. Kết thúc năm 2010, VNPT tuyên bố cán đích con số doanh thu khoảng 101.569 tỷ đồng. Với con số này, VNPT đã đăng đàn khẳng định là doanh nghiệp viễn thông duy nhất cán đích con số trên 100.000 tỷ đồng doanh thu năm 2010. Trong khi đó, Viettel mới đạt doanh thu trên 90.000 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng khoảng 50% so với năm 2009.

Thế nhưng, câu chuyện về cách tính con số doanh thu của các doanh nghiệp nhà nước là câu chuyện dài và khá kỳ bí. Một lãnh đạo doanh nghiệp viễn thông nhà nước cho rằng, những “chiêu” tính toán doanh thu khiến người cầm lái doanh nghiệp như những hoạ sĩ đại tài mà qua ngòi bút của họ các số liệu trở nên lung linh ngời sáng. Vì vậy, nếu so bì nhau về doanh thu có vẻ như không làm cho nhiều người tâm phục, khẩu phục. Nhiều ý kiến cho rằng, nên lấy tiêu chí nộp ngân sách và lợi nhuận của nhà mạng làm thước đo của cuộc đua sẽ tốt hơn là con số mỹ miều về doanh thu.

Mới đây, Giáo sư Michael Porter - chuyên gia hàng đầu về chiến lược cạnh tranh ở trường Đại học Harvard (Mỹ) lần đầu tiên công bố báo cáo năng lực cạnh tranh của Việt Nam dựa trên các số liệu bằng chứng khách quan. Nhiều ý kiến cho rằng, đây có thể là sở cứ tốt để phát triển ngành ICT của Việt Nam. Giáo sư Michael Porter cho rằng, nhiều lĩnh vực kinh doanh của Việt Nam gặp khó khăn khi các doanh nghiệp cố gắng cạnh tranh bằng những cách giống nhau, cạnh tranh về giá. Với kiểu cạnh tranh này thì chỉ cần một công ty giành được lợi thế thì công ty khác sẽ mất hoàn toàn cơ hội. Theo Giáo sư Porter, các doanh nghiệp cạnh tranh bền vững nhất chính là lợi nhuận chứ không phải doanh thu.

Trên thực tế, những con số về doanh thu và lợi nhuận của Viettel và VNPT không cách xa nhau nhiều lắm. Ông Vũ Tuấn Hùng, Tổng giám đốc VNPT cho biết, lợi nhuận của VNPT trong năm 2010 là 11,200 tỷ đồng. Trong khi đó con số lợi nhuận của Viettel là 10,687 tỷ đồng (lợi nhuận sau thuế). Như vậy, con số lợi nhuận của VNPT và Viettel cũng không chênh nhau nhiều lắm. Nếu so sánh về con số nộp ngân sách, năm 2010 VNPT nộp là 8,450 tỷ đồng thì Viettel nộp 7,315 tỷ đồng. Như vậy, con số nộp ngân sách nhà nước của VNPT và Viettel cũng không chênh lệch nhau quá xa.

Cuộc đua mới 130.000 tỷ đồng doanh thu

Trong tuyên bố chính thức mới đây cho báo chí, Viettel đã công bố mục tiêu tăng trưởng năm 2011 là 19%, tương đương với doanh thu đạt trên 109.000 tỷ đồng. Thế nhưng nguồn tin của Báo Bưu điện Việt Nam cho hay. Viettel đã đưa ra mục tiêu trong năm 2011 phấn đấu đạt được doanh thu khoảng 130.000 tỷ đồng. Trong khi đó, VNPT cũng đã điều chỉnh mục tiêu doanh thu ban đầu trong năm 2011 từ khoảng trên 120.000 tỷ đồng lên 130.000 tỷ đồng.

Như vậy, năm 2011, Viettel và VNPT sẽ có mục tiêu doanh thu giống nhau. Tuy mục tiêu về doanh thu giống nhau, nhưng mục tiêu về lợi nhuận giữa VNPT và Viettel lại khác biệt. VNPT đặt ra mục tiêu lợi nhuận là 11.800 tỷ đồng, còn Viettel đưa ra con số lợi nhuận là 17.106 tỷ đồng (với mục tiêu đạt 109.000 tỷ đồng doanh thu). Nếu Viettel cán đích con số 130.000 tỷ đồng thì sẽ có con số lợi nhuận cao hơn hẳn VNPT.

Như vậy, nếu tất cả các mục tiêu của VNPT và Viettel thành công thì năm 2011 VNPT và Viettel có con số doanh thu ngang ngửa nhau, nhưng Viettel lại vượt VNPT về lợi nhuận. Trong khi đó, lợi nhuận mới là yếu tố quan trọng nhất của doanh nghiệp. Điều này chắc chắn sẽ tiếp tục tạo ra áp lực đối với những người cầm lái con tầu VNPT. Những động thái điều chỉnh về mô hình và nhân sự của VNPT gần đây có thể hiểu rằng VNPT đã chuẩn bị cho cuộc chạy đua đầy nóng bỏng trên thương trường trong năm 2011. Một lãnh đạo của VNPT cho hay, VNPT sẽ có nhiều thay đổi trong năm 2011. Đó là những tín hiệu mừng cho tập đoàn nhà nước này trong cuộc đua năm 2011.

Theo Thái Khang (ICTnews)


 

các tin khác

  • VietnamNet lại “chập chờn” vì DDOS
  • Kho ứng dụng TV Samsung đạt 2 triệu lượt tải
  • Chính phủ Mỹ bật đèn xanh cho Comcast mua NBC
  • Máy quay bỏ túi khó "sống" ở thị trường Việt
  • Nokia đóng cửa dịch vụ tải nhạc miễn phí
  • Người dùng mạng xã hội tăng mạnh
  • Web tìm kiếm Việt âm thầm chào thua Google!
  • Vừa vắng Steve Jobs, Apple lập tức “gặp hạn”
  • Apple chê Android 3.0 "khoác lác", tablet 7 inch "kỳ quái"

tin đọc nhiều

  • 3 mẫu điện thoại 5G có giá rẻ nhất hiện nay
  • Google cung cấp khóa học điện toán đám mây miễn phí tại VN
  • Đấu Trường Danh Vọng mùa Xuân 2021 có tiền thưởng đến 12 tỉ
  • Cách mua bảo hiểm xe máy qua mạng
  • 5 lý do vì sao Android 'ăn đứt' iPhone
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.