Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Khốn khổ vì hàng giả, hàng nhái trên Alibaba

Thứ tư 08/11/2017 13:33
printer envelope zini zini zini zini
(PLO)- Nhiều doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn khi các sản phẩm của họ bị làm giả và bày bán tràn lan trên các hệ thống thương mại điện tử của Alibaba với giá rẻ mạt.


Theo Bloomberg, Văn phòng đại diện Thương mại Mỹ (USTR) vừa thêm Taobao (một trang web thương mại điện tử của Alibaba) vào danh sách các trang web cung cấp hàng giả "khét tiếng". 

Xem thêm: Mẹo giúp smartphone kết nối WiFi tốt nhất - Hôm nay Kynguyenso.plo.vn sẽ hướng dẫn bạn đọc một số mẹo nhỏ giúp smartphone tự động tìm kiếm và chuyển sang mạng WiFi có tín hiệu tốt nhất.

Sản xuất hàng giả là một trong những ngành công nghiệp hàng đầu của Trung Quốc. Một nghiên cứu do Phòng Thương mại Mỹ cho thấy nó mang lại khoảng 396 tỉ USD mỗi năm, chiếm khoảng 12% tổng sản lượng xuất khẩu của Trung Quốc và 1,5% tổng sản phẩm quốc nội.


Sự bùng nổ về gia công phần mềm bắt đầu vào những năm 1980 khi nhiều công ty nước ngoài đưa nhà máy sản xuất đến Trung Quốc. Ngay lập tức những người lao động bản địa đã nhanh chóng học được cách sản xuất và tạo ra các sản phẩm "nhái" có kiểu dáng tương tự, đơn cử như iPhone 6S, sản phẩm xuất hiện tại Trung Quốc trước cả thời điểm Apple ra mắt chính thức.

Ngoài ra còn có rất nhiều mặt hàng gia dùng khác, xe điện cân bằng (hoverboard), một sản phẩm đã tạo nên cơn sốt vào hồi năm ngoái xuất hiện tràn lan ở Trung Quốc với đủ mọi thương hiệu và mẫu mã...

Theo một số tài liệu được tiết lộ bởi WikiLeaks, sự suy thoái kinh tế của Trung Quốc vào thời điểm năm 2009 đã làm suy yếu những nỗ lực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Đây là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng làm hàng giả ngày càng tăng cao. 

Cả Amazon và EBay đều vật lộn với nạn buôn bán hàng giả, tuy nhiên họ rất mạnh tay trong việc loại bỏ thẳng những nhà bán lẻ sai phạm. Tương tự, Chủ tịch Alibaba - Michael Evans cho biết đã loại bỏ 380 triệu sản phẩm và dẹp hơn 180.000 cửa hàng sai phạm. Tuy nhiên, hàng giả vẫn được tìm thấy tràn lan trên Taobao. 

Xem thêm: Cáp quang biển quốc tế AAG vừa gặp sự cố - Sáng nay (7/10), cáp quang biển quốc tế AAG lại gặp sự cố trên cáp nhánh từ TP.HCM đi quốc tế và hiện nguyên nhân của sự cố vẫn chưa được xác định.

Michel Keck, một nghệ sĩ sơn dầu đương đại ở bang Indiana (Mỹ) đã tìm thấy các bức tranh sơn dầu giả mạo được bày bán trên AliExpress, trang web thương mại điện tử của Alibaba. Khi tạo tài khoản người dùng để nộp đơn khiếu nại trên trang pháp lý của Alibaba, cô được chuyển đến một trang web bằng tiếng Trung (không có lựa chọn tiếng Anh).

Cô đã cố gắng gửi các báo cáo trong khoảng 10 ngày qua các kênh tích hợp của Alibaba, tuy nhiên mọi thứ đều bị từ chối. "Họ từ chối hỗ trợ trò chuyện, tin nhắn thoại... Sau đó, tôi đã đọc được bài viết nói về cách Jack Ma cắt giảm hàng giả và làm hết sức mình để đảm bảo nền tảng của mình ít vi phạm bản quyền. Đó là một lời nói dối hoàn toàn," cô nói.


Alibaba đã nhận được nhiều cảnh báo từ các quan chức Mỹ về việc dọn dẹp hàng giả. Tương tự, công ty cũng bị cảnh báo bởi các nhà quản lý tại Trung Quốc. "Vẫn còn rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết liên quan đến hàng giả, tôi đã nhiều lần nhấn mạnh tới Jack Ma và Alibaba cũng không nằm ngoài sự quản lý của pháp luật". Zhang Mao, người đứng đầu Cơ quan quản lý Nhà nước về Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc (SAIC) cho biết.


Ở Việt Nam cũng tồn tại rất nhiều trang thương mại điện tử cho phép người tham gia bày bán các sản phẩm kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả công khai... mà không hề kiểm soát. Khi thử tìm kiếm từ khóa iPhone 7 Plus trên trang Sendo, bạn sẽ thấy có rất nhiều sản phẩm chỉ có giá khoảng 2,5-3 triệu đồng. Với lời rao là iPhone Đài Loan, RAM 4 GB... và chạy hệ điều hành Android.

Dù số lượng sản phẩm giả được rao bán đã giảm đáng kể so với thời điểm trước đó, tuy nhiên một số doanh nghiệp cần phải cố gắng hơn nữa trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng chứ không có chuyện đem con bỏ chợ, mặc cho người tham gia muốn làm gì làm.

Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối khi mua phải hàng giả, hàng nhái.

Xem thêm: Coi chừng mất dữ liệu vì bàn phím giá rẻ Trung Quốc - Bàn phím cơ Mantistek GK2 dành cho game thủ vừa bị phát hiện có chứa keylogger, một loại phần mềm chuyên thu thập dữ liệu, phím tắt mà người dùng nhập trên bàn phím.

 

TIỂU MINH
 

Tag

hàng giả, taobao, aliexpress, alibaba, trung quốc, hàng giả trung quốc

các tin khác

  • Coi chừng mất dữ liệu vì bàn phím giá rẻ Trung Quốc
  • S-wifi và Waffle hợp tác cung cấp Wifi miễn phí
  • Làm gì để có ngày thứ Tư vui vẻ?
  • Xem ai nhắn tin với bạn nhiều nhất trên Facebook
  • Cách bảo mật các tin nhắn quan trọng trên smartphone
  • Xuất hiện nhóm hacker chuyên tấn công ngân hàng
  • OPPO F5 'cháy hàng' chỉ trong 3 ngày
  • Công nghệ giúp giải quyết bài toán về an ninh công cộng
  • Chính thức thành lập Diễn đàn MEMS/Sensor TP.HCM

tin liên quan

  • Coi chừng mất dữ liệu vì bàn phím giá rẻ Trung Quốc
  • Mẹo giúp smartphone kết nối WiFi tốt nhất
  • Cách xử lý lỗi laptop bất ngờ bị tụt pin
  • An toàn thông minh trong thế giới kết nối mới
  • 5 mẹo để tránh trở thành 'nô lệ' của smartphone

tin đọc nhiều

  • Lộ diện mẫu smartphone sử dụng Snapdragon 888 đầu tiên tại VN
  • Lộ diện mẫu ô tô điện giá chỉ 100 triệu đồng
  • Cách hạn chế bị Facebook theo dõi khi sử dụng Firefox
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.