Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Internet đang “đe dọa” ngành bán lẻ?

Thứ hai 08/03/2010 14:19
printer envelope zini zini zini zini
Đã “lượn” khắp các cửa hàng mà vẫn không tìm được mẫu áo jacket mà Levi’s mới ra nên Alex Garcia quyết định vào thẳng website của Levi Strauss & Co. và đặt mua một chiếc. Tất cả chỉ mất 2 phút.


Bán hàng trực tiếp là một trong những lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng nhanh.

Câu chuyện của Alex đã phản ánh một trào lưu đang ngày càng trở nên phổ biến: Người tiêu dùng và các hãng sản xuất giao dịch trực tiếp với nhau qua Internet, bỏ qua các hãng bán lẻ.

Bán hàng trực tiếp là một trong những lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngành bán lẻ trực tuyến. Theo hãng nghiên cứu về thương mại điện tử Vertical Web Media, trong năm 2009, lĩnh vực này phát triển với tốc độ 13% với doanh thu đạt khoảng 487,6 triệu USD.

Bên cạnh việc đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm, các hãng sản xuất sản phẩm tiêu dùng còn coi website là nơi để họ củng cố và phát triển thương hiệu của mình. “Không chỉ có nhiệm vụ bán hàng, website còn là kênh thông tin trực tiếp nhất giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng”, Jack Brown, chủ tịch hãng nghiên cứu In-Depth Research tại California nói.

Ngoài ra, cuộc khủng hoảng kinh tế những năm vừa qua cũng là chất xúc tác khiến lĩnh vực bán lẻ trực tuyến tăng trưởng mạnh hơn. Người tiêu dùng thiên về mua sắm trên mạng, nơi họ có thể dễ dàng so sánh giá cả, săn lùng những đợt giảm giá… Theo hãng nghiên cứu thị trường Forrester Research, doanh số của ngành bán lẻ trực tuyến sẽ chiếm khoảng 12% tổng thị trường bán lẻ toàn cầu vào năm 2012, tức tăng gấp đôi so với mức 6% (doanh thu 211,7 tỷ USD) hiện nay.

Nhưng chuyên gia Brown của In-Depth Research cũng cho rằng xu hướng bán hàng trực tiếp qua Internet của các hãng sản xuất chưa thể đe dọa đến ngành bán lẻ bởi một lý do đơn giản: Chủng loại hàng hóa không thể nào đa dạng và phong phú như tại các siêu thị. Thêm vào đó, nếu muốn bán lẻ trực tiếp đòi hỏi các hãng sản xuất phải có một hệ thống kho bãi, vận chuyển và bán hàng cực khổng lồ.

Nói như vậy không có nghĩa là các hãng bán lẻ có quyền “bình chân như vại”. Sự ra đời của Alice.com là một thách thức mới nhất dành cho họ. Alice.com cho phép các nhà sản xuất được niêm yết và bán hàng trực tiếp trên website của họ đồng thời còn cung cấp dịch vụ vận chuyển đến tay người mua miễn phí còn mình thì chỉ sống bằng việc bán quảng cáo. Cùng với Alice.com, Art Technology hay Elastic Path Software cũng đang giúp các hãng sản xuất xây dựng website và giải pháp thương mại điện tử kèm với giải pháp giao vận và quản lý kho bãi hiệu quả.

Khách hàng cũng đang nhiệt tình ủng hộ xu hướng này. Khảo sát vừa được Forrester tiến hành hồi cuối năm ngoái cho thấy có đến 66% trong số 13.000 người tuyên bố họ sẽ tìm đến website của nhà sản xuất để mua hàng.

Theo Lương Hương (ICTnews)


 

các tin khác

  • Dùng Internet nhiều sẽ gây trầm cảm?
  • Ra mắt cổng thông tin dịch vụ nội dung lớn nhất VN
  • 5 game đỉnh gây khắc khoải đợi chờ
  • Người châu Âu thích dùng nhất Canon
  • Microsoft Office 2010 sẽ ra mắt vào ngày 12/5
  • MaxTV - Truyền hình di động của VTC "tái xuất"
  • Biến Windows Vista thành Windows 8
  • Một số mẹo hay để mở khóa điện thoại di động
  • "Nữ hoàng nhắn tin" nhanh nhất Hà Nội

tin đọc nhiều

  • 164 ứng dụng bạn nên gỡ bỏ khỏi điện thoại ngay lập tức
  • Cách ẩn nhanh các nội dung độc hại trên mạng xã hội
  • Nhiều mẫu laptop giảm giá 30% dịp cuối năm
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.