Internet có phải là một tác nhân gây nghiện?

Internet có phải là một tác nhân gây nghiện? ảnh 1
Ảnh minh họa của Times

Ben Alexander thường xuyên phải vật lộn để thích nghi ở trường học. Từng bị bắt nạt ở khi còn học tiểu học, thậm chí còn bị bạn học đánh ở trường trung học, cậu hướng tới Internet, thế giới mà ở đó chàng trai này có thể tìm thấy cả một thế giới những người bạn mới. Đăng ký tham gia trò chơi trực tuyến rất phổ biến là World of Warcraft, cậu đã gia nhập một thế giới với 12 triệu người, trong đó có cả diễn viên Vin Diesel, người dẫn chương trình Jonathan Ross cùng với vợ là Jane Goldman – trong cuộc truy tìm làm hồi tưởng lại bộ phim nổi tiếng Chúa tể của những chiếc nhẫn của Tolkien.

Trong trò chơi, những người tham gia tạo ra các nhân vật và điều khiển những nhân vật này tham gia ác phường hội cùng với những người khác để đánh nhau hàng giờ liền. “Có rất nhiều người chơi với nhau,” Alexander nói. “Đó là điều làm cho trò chơi trở nên rất hấp dẫn, bởi vì những vấn đề hòa nhập với xã hội là thứ mà tôi thường xuyên phải đối mặt. Làm bạn và hòa nhập trong thế giới online đối với tôi dễ dàng hơn hẳn trong cuộc đời thực”.

Sự quan tâm của chàng trai 19 tuổi đối với trò chơi đã nhanh chóng trở thành một nỗi ám ảnh. Cậu bắt đầu bỏ những bài giảng sinh vật học ở trường đại học và online 17 giờ mỗi ngày để chơi game. Rốt cuộc, cậu đã được chẩn đoán chứng suy nhược và phải dùng thuốc điều trị. Ben cũng đã được chữa trị chứng nghiện Internet. Cậu đã thú nhận rằng mình cần sự trợ giúp: “Tôi không nghĩ rằng tôi có thể tự mình ra khỏi trò chơi đó”.

Mặc dù giới y học đang bị chia rẽ trong việc khẳng định liệu chứng nghiện Internet có tồn tại thực sự hay không, nhưng Online Gamers Anonymous đã đưa ra một chương trình 12 bước để giúp những người nghiện game có thể tự từ bỏ những trò chơi như là World of Warcraft, EverQuest hay là Final Fantasy. David Smallwood, giám đốc chương trình cai nghiện Internet The Priory tại London, thì tin rằng những trò chơi này đặc biệt có khả năng gây nghiện với các nam thanh niên.

Họ càng chơi giỏi trò chơi đó, theo Smallwood, thì họ càng ‘trở nên là một người quan trọng hơn’ trong game, điều mà họ không thể làm được trong cuộc sống thực. Để tiếp tục hưởng thụ địa vị cao cấp này, họ cần phải chơi game giỏi hơn nữa, và dành ngày càng nhiều thời gian cho trò chơi đó.

“Điều xảy ra sau đó là những bạn trẻ trở nên lãnh cảm, việc học ở trường của chúng bị ảnh hưởng bởi vì chúng không làm bài tập về nhà, và chúng có thể có thể mắc chứng nghiện chơi game đáng ghét bởi vì chúng ở trong phòng suốt ngày. Hơn nữa, sẽ có nhưng vấn đề khi chúng không ăn uống thường xuyên vì chúng không có thời gian để ăn uống khi đang ở giữa trận đánh”.

Ba năm trước, một bài báo trên tạp chí Advances in Psychiatric Treatment (Những phát hiện mới trong chữa trị bệnh tâm thần) đã thừa nhận rằng ‘một bộ phận đáng kể’ trong số 46,6 triệu người sử dụng web ở nước Anh – mà theo các chuyên gia khoảng 5-10% - có thể là những người nghiện Internet. Năm 2006, một báo cáo từ trường Y khoa, Đại học Stanford của Mỹ đã ước tính rằng gần 14% trong số 180 triệu người Mỹ dùng Internet đã nhận ra rằng họ rất khó ngừng sử dụng Internet trong vòng vài ngày. 

Smallwood nói rằng 10 năm trước, ông không hề gặp bất kỳ ai mắc chứng nghiện Internet, nhưng trong vòng 5 năm trở lại đây, ông đã gặp không dưới 10 ca, con số mà ông tin rằng chỉ là “một phần nổi” của một vấn đề trầm trọng hơn nhiều trong thực tế. Ông cho rằng các bậc cha mẹ thường thất bại trong việc chống lại chứng nghiện này bởi vì họ nghĩ rằng “nếu cu Johnny nhà mình đang ngồi trong phòng ngủ của nó và chơi game online, thì nghĩa là nó không ra ngoài với những mối nguy hại của ma túy hay rượu bia, và nó không ở ngoài kia với những đứa trẻ hư khác”.

 Đôi khi ngay cả các bậc cha mẹ cũng gặp phải vấn đề. Trêng trang Gamerwidow.com (bà góa của những game thủ), nơi những nửa kia của các tay chơi game bạt tử trút sự bực dọc của họ về những cuộc hôn nhân thất bại. Một “bà góa” mới đây đã viết: “Lúc đầu tôi nghĩ chơi game còn hơn là anh ta đi quán bar, nhưng anh ta bắt đầu trở nên lãnh đạm ngay cả đối với tôi. Nhiều năm trời tôi van xin anh ta hãy đi ngủ, nhưng thi thoảng anh ta mới dừng chơi và chợp mắt trong khoảng 1 giờ đồng hồ”.

 Tuần trước ở Hàn Quốc, một cặp vợ chồng đã bị bắt giữ vì bỏ đói con gái mình tới chết. Cặp vợ chồng này đã vô tâm và tàn nhẫn tới mức, liên tục bỏ bê đứa bé sơ sinh 12 tiếng một ngày và sử dụng thời gian đó trong quán café Internet để chơi Prius Online, một trò chơi fantasy trong đó những người chơi sẽ nuôi một cô gái ảo có tên là Anima. Đặc điểm gây nghiện của trò chơi trực tuyến đã thúc đẩy thủ tướng Lee Soung-sun, thành viên của đảng Quốc gia cầm quyền, ra quyết địn sẽ áp dụng một Đạo luật để hạn chế thời gian online của trẻ vị thành niên.

Vậy liệu chứng nghiện Internet có thể được coi là một chứng bệnh rối loạn tâm thần có thể phân loại, giống như chứng nghiện rượu hay ma túy hay không? Hiệp hội khoa học tâm thần của Mỹ (APA) đang soạn thảo ấn bản thứ 5 của Sổ tay thống kê và chuẩn đoán các bệnh rối loạn tâm thần (DSM). Cùng với đó là cuốn Phân loại quốc tế các căn bệnh của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), được coi là cuốn sách chuẩn được giới y học phương Tây sử dụng để chuẩn đoán xem một bệnh nhân có bị mắc một trong số các chứng bệnh có thể nhận biết được hay không. Ấn bản mới ra đời năm 2012 của nó, sẽ có một chương mới với chủ đề Các chứng nghiện và những rối loạn có liên quan, nhưng chỉ có chứng nghiện đỏ đen là được xếp vào tiểu mục phi chất.

Tiến sỹ Charles O’Brien, người đứng đầu nhóm nghiên cứu của APA về các chứng rối loạn liên quan đến vật chất, nói rằng việc thiếu các chứng cứ xác thực về mặt sinh học đã khiến cho triệu chứng nghiện Internet không được thừa nhận. Thay vào đó, phiên bản mới của DSM sẽ đề cập tới chứng nghiện Internet trong phần phụ lục với tư cách là một vấn đề cần phải nghiên cứu thêm.

Smallwood, người không muốn thuyết phục thêm, coi triệu chứng nghiện là “bất kỳ một biểu hiện hoặc quá trình, mà nó được tiếp diễn mặc dù các hậu quả tiêu cực đang tăng dần. Nghiện nghĩa là làm việc đó ngày càng nhiều”, ông nói. “Vì thế một đứa trẻ chơi Internet game 2 giờ một ngày, rồi 4 giờ một ngày, rồi 8 giờ… Tôi biết nhiều người chơi game liên tiếp 11h, nhưng tôi không cho đó là do lỗi của World of Warcraft – nếu một ai đó bị mắc nghiện, thì nghĩa là họ đã là con nghiện”.

Theo Thanh Tiếp (ICTnews / Times)

Đọc thêm