Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Hơn 28.000 thiết bị được cứu khỏi mã độc tống tiền

Thứ tư 02/08/2017 16:10
printer envelope zini zini zini zini

(PLO)- Theo các báo cáo, số lượng ransomware (mã độc tống tiền) đã tăng mạnh kể từ năm 2012 do lợi nhuận thu được nhiều sau tấn công.

Sáng kiến No More Ransom đã được đưa ra bởi cảnh sát quốc gia Hà Lan, Europol, McAfee và Kaspersky Lab nhằm giúp đỡ các nạn nhân bị tấn công bởi mã độc tống tiền. Hiện nay No More Ransom có hơn 100 đối tác vì các cuộc tấn công ransomware vẫn tiếp tục thống trị tin tức, tấn công các doanh nghiệp, các chính phủ và cá nhân trên toàn thế giới.

Xem thêm: Nhiều smartphone TQ được cài sẵn phần mềm độc hại - Các nhà nghiên cứu bảo mật tại Dr. Web vừa phát hiện một loại phần mềm độc hại khá nguy hiểm và được cài sẵn trên một số dòng smartphone đến từ Trung Quốc.

Cuộc tấn công WannaCry vào giữa tháng 5 vừa qua đã tuyên bố có trên 300.000 nạn nhân doanh nghiệp tại 150 quốc gia trong vài ngày đầu tiên, phá vỡ cơ sở hạ tầng quan trọng của các doanh nghiệp. Một số tổ chức vẫn đang phải vật lộn để phục hồi từ các cuộc tấn công của ExPetya vào ngày 27-6.


Tổng số người dùng gặp ransomware giữa tháng 4-2016 và tháng 3-2017 tăng 11,4% so với 12 tháng trước, từ 2.315.931 lên 2.581.026 người dùng trên khắp thế giới.

Trang web No More Ransom hiện nay có 54 công cụ giải mã, được cung cấp bởi chín đối tác và bao gồm 104 loại ransomware. Cho đến nay các công cụ này đã giải mã được hơn 28.000 thiết bị, lấy khỏi tội phạm mạng ước tính trị giá khoảng 8 triệu euro.

Bà Sylvia Ng, Giám đốc Kaspersky Lab khu vực Đông Nam Á, cho biết: “Tội phạm mạng rất ít quan tâm đến quy mô và doanh thu của nạn nhân. Chỉ có hai câu hỏi mà chúng quan tâm là: 1. Có tiền không? 2. Có khó để lấy được tiền không? Câu trả lời “có và không” sẽ là động cơ cho một cuộc tấn công”.

Các công ty hành pháp toàn cầu vẫn luôn hợp tác với các đối tác tư nhân điều tra tội phạm mạng ransomware. Tuy nhiên, việc phòng ngừa vẫn luôn tốt hơn việc khắc phục. Người sử dụng Internet cần tránh trở thành nạn nhân ngay từ đầu. Rất nhiều bí quyết phòng ngừa được cập nhật trên trang web www.nomoreransom.org.

Xem thêm: Người dùng iOS và Android dính lỗ hổng nguy hiểm - Được đánh giá là an toàn hơn so với Android và Windows, tuy nhiên lượng phần mềm độc hại được tìm thấy trên các thiết bị của Apple đã tăng lên đáng kể trong vài năm trở lại đây.

 

TIỂU MINH
 

Tag

tấn công mạng, Ransomware, sáng kiến No More Ransom, cuộc tấn công WannaCry, mã độc tống tiền WannaCry, Kaspersky Lab, chuyên gia Kaspersky Lab

các tin khác

  • SoundMax đồng hành cùng chiến dịch Mùa Hè Xanh
  • Người dùng iOS và Android dính lỗ hổng nguy hiểm
  • Nhiều smartphone TQ được cài sẵn phần mềm độc hại
  • Mẹo kích hoạt tính năng chặn quảng cáo trên Chrome
  • 2 phương pháp tấn công mạng phổ biến hiện nay
  • Shopee miễn phí vận chuyển nhằm thúc đẩy mua sắm
  • 2 cách truy cập Facebook khi mạng chậm
  • Áp dụng công nghệ trong việc thanh toán, mua bán
  • Huawei công bố tân Chủ tịch khu vực Đông Nam Châu Á

tin liên quan

  • Cách tạo điểm phát WiFi bằng smartphone
  • Viettel mở rộng kinh doanh 4G tại nước ngoài

tin đọc nhiều

  • Galaxy S21 series bất ngờ lộ diện với cụm camera độc đáo
  • iPhone 12 mini giảm giá nhẹ 3,6 triệu đồng
  • Alibaba sản xuất ô tô điện hạng sang
  • Ưu đãi lên đến 15% khi mua sắm bằng thẻ MasterCard
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.