Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Hiểm họa mới từ các phần mềm truy cập máy tính từ xa

Thứ năm 09/05/2013 10:58
printer envelope zini zini zini zini
Trong bài viết mới nhất của mình đăng tải tại trang www.securelist.com, Kirill Kruglov, chuyên gia bảo mật Kaspersky Lab, thông tin về việc bọn tội phạm mạng đã lợi dụng phần mềm TeamViewer đang được nhiều người sử dụng, được cài đặt trong máy tính nhân viên để đánh cắp thông tin dữ liệu cần thiết và xâm nhập trái phép vào mạng lưới nội bộ của công ty.

Các chuyên gia đã dẫn chứng một trường hợp có thật được Kaspersky Lab nghiên cứu thực tế. Một nhân viên đã cài đặt TeamViewer để có thể làm việc tại nhà thông qua kết nối từ xa giữa máy tính cá nhân với máy tính làm việc đặt trong văn phòng công ty. Điều này gây ra một số sự cố bảo mật cho công ty: các công cụ chống virus phát hiện ra nhiều phần mềm độc hại hơn, xuất hiện thường xuyên các nỗ lực truy cập trái phép vào những dữ liệu bí mật... Bộ phận an ninh CNTT của công ty tìm thấy trong máy tính cá nhân của nhân viên này một phần mềm gián điệp được thiết kế để ghi lại các dữ liệu nhập từ bàn phím và chụp lại các vùng màn hình, chuyển giao nhiều thông tin cần thiết cho bọn tội phạm mạng để chúng truy cập được vào các máy trạm văn phòng, từ đó xâm nhập mạng nội bộ của công ty, tìm hiểu, cài đặt phần mềm độc hại, tìm kiếm các sơ hở và cố gắng sao chép các tập tin có nguồn gốc từ mạng nội bộ này.


Từ nghiên cứu trường hợp thực tế trên, các chuyên gia Kaspersky Lab đã đưa ra một số giải pháp xử lý như Khi phát hiện một sự cố bảo mật, nhiệm vụ đầu tiên của một nhân viên IT là tìm hiểu xem liệu máy tính xảy ra sự cố đã được cách ly chưa, hay nó vẫn có khả năng tái xuất hiện cùng các máy tính khác trong mạng lưới. Nên sử dụng một phần mềm kiểm kê đánh giá cho phép thu thập thông tin về tất cả các phần mềm đã được cài đặt trên máy tính người dùng, bên cạnh đó, theo dõi các phần mềm này để kiểm tra mức độ được sử dụng của chúng. Một phân tích cơ bản sẽ cung cấp cho nhân viên an ninh CNTT một bức tranh tổng thể về cách phần mềm truy cập từ xa được sử dụng trong mạng nội bộ, ai sử dụng nó và có sử dụng thường xuyên hay không.

Bên cạnh đó là kiểm soát lưu lượng mạng, các công cụ thích hợp nhất để kiểm soát các kết nối mạng là tường lửa và IPS. Những công cụ kiểm soát mạng vành đai của công ty (Corporate Network Perimeter) cũng quan trọng nhưng nó chỉ có một tác dụng hạn chế trong trường hợp được mô tả ở trên. TeamViewer từ máy của khách thiết lập kết nối với các máy cùng loại thông qua nhiều máy chủ từ xa, trong khi dữ liệu dưới dạng các gói dữ liệu HTTP được mã hóa có thể được truyền qua cổng 80 và 443. Việc ngăn chặn tất cả các lưu lượng truy cập như vậy không hề khả thi và còn khiến cho công việc dậm chân tại chỗ. Mặt khác, ngăn chặn kết nối đến tất cả các tên miền, các địa chỉ IP của máy chủ TeamViewer đòi hỏi trải qua khá nhiều công đoạn, tất cả tên miền có liên quan cùng địa chỉ IP yêu cầu được xác định, và những danh sách này đều phải được cập nhật hằng ngày sau đó.

Ngoài ra cần kiểm soát ứng dụng, do đây là một công cụ thích hợp để giảm thiểu nguy cơ xâm nhập vào mạng công ty thông qua TeamViewer vì nó có thể hạn chế tình trạng sử dụng tràn lan. Nhờ tùy chọn này, nhân viên an ninh CNTT có thể giải quyết được hai vấn đề. Thứ nhất là kiểm soát toàn bộ việc sử dụng TeamViewer, trong đó, chế độ Từ chối mặc định (Default Deny Mode) sẽ giải quyết mọi rắc rối phát sinh trong quá trình duy trì và cập nhật danh sách các phần mềm trái phép. Thứ hai là hạn chế truy cập vào TeamViewer và các tính năng của nó để giảm thiểu xâm nhập trái phép của tội phạm mạng. Ngoài ra, nhân viên an ninh CNTT có thể áp dụng chính sách HIPS để hạn chế một số tính năng của TeamViewer, chẳng hạn như hạn chế quyền truy cập vào tài nguyên mạng, hạn chế đặc quyền để khởi động hoặc truyền tải ứng dụng, vô hiệu hóa mọi thay đổi trong cấu hình…

Do đó, để phòng tránh các sự cố bảo mật xảy ra, điều quan trọng nhất là tất cả nhân viên phải ý thức được chính sách bảo mật của công ty mình. Một trong những nhiệm vụ của nhân viên an ninh CNTT là thực hiện các hướng dẫn an ninh thường xuyên cho người lao động và đảm bảo chính sách hiện đang theo đuổi.

TB


 

các tin khác

  • Lễ hội mua sắm cho giới trẻ
  • Apple "đòi" Google cho xem mã nguồn Android để kiện Samsung
  • Android là lựa chọn số 1 của tin tặc dù ít lỗ hổng hơn iOS
  • Phát động giải thưởng “Nhân tài Đất Việt 2013”
  • Apple gấp rút thử nghiệm iOS 7 để kịp ra mắt tháng sau
  • Thuê bao muốn nhà mạng tăng tốc độ kết nối dịch vụ 3G
  • Google Translate hỗ trợ cả tiếng H'mong
  • Zalo chi hàng tỷ đồng tri ân khách hàng nhân cột mốc 2 triệu
  • YouTube thí điểm thu tiền một số kênh video

tin đọc nhiều

  • Samsung Galaxy S20 Ultra rớt giá thê thảm sau gần 1 năm ra mắt
  • 164 ứng dụng bạn nên gỡ bỏ khỏi điện thoại ngay lập tức
  • Nhiều mẫu laptop giảm giá 30% dịp cuối năm
  • Cách ẩn nhanh các nội dung độc hại trên mạng xã hội
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.