Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Hải quân Ấn bị hack vì "tin tặc từ Trung Quốc"

Thứ ba 03/07/2012 15:05
printer envelope zini zini zini zini
Hệ thống máy tính của Bộ Tư lệnh Hải quân miền đông của Ấn Độ vừa bị các virus xâm nhập và chuyển dữ liệu về một IP ở Trung Quốc.

Bộ Tư lệnh hải quân miền Đông phụ trách và triển khai các hoạt động của Hải quân Ấn Độ tại Biển Đông – địa bàn phô diễn sức mạnh gần đây của Trung Quốc – và các vùng xa hơn.

Mức độ thiệt hại vẫn còn chờ xác định nhưng các quan chức nói rằng “sẽ là quá sớm ở thời điểm hiện nay” để nói về mức độ nhạy cảm của các dữ liệu bị tổn hại. Họ khẳng định vụ xâm nhập không ảnh hưởng gì đến INS Arihant, tàu ngầm hạt nhân đầu tiên do Ấn Độ đóng và đang trong giai đoạn chạy thử, bởi tàu ngầm tuy có liên hệ với Bộ Tư lệnh miền đông, nhưng là một dự án hoàn toàn riêng biệt.

Hải quân Ấn vừa thành lập một Hội đồng điều tra và đã truy tố ít nhất sáu sĩ quan trung cấp vì mắc các sai sót về thủ tục dẫn đến vi phạm an ninh.

Các máy tính của hải quân đã bị phát hiện lây nhiễm một loại virus bí mật thu thập rồi truyền các tập tin bí mật và các văn bản đến các địa chỉ IP của Trung Quốc.

Trả lời câu hỏi của tờ Sunday Express về việc liệu có dữ liệu tối mật đã bị chuyển đến các địa chỉ IP ở Trung Quốc, đại diện hải quân Ấn nói: “Một cuộc điều tra đã được tổ chức và hiện đang chờ kết quả cụ thể. Cần phải nói rằng luôn có các mối đe dọa liên tục trong lĩnh vực không gian mạng, do các tin tặc trên toàn thế giới gây ra”.

Trước đó Trung Quốc từng bị cáo buộc về tội sử dụng hàng “tiểu đoàn không gian mạng” - các nhân viên quân sự được đào tạo đặc biệt để đột nhập vào hệ thống máy tính nhạy cảm trên toàn thế giới.

Đáp lại thông tin về việc tin tặc từ Trung Quốc hack mạng của hải quân Ấn, tờ Global Times của Trung Quốc phỏng vấn một chuyên gia an ninh mạng độc lập, nói rằng trên thế giới các kho dữ liệu của các chính phủ đều phải được xây dựng để chống các hacker. Cách tin tặc này không chỉ bảo vệ dữ liệu của chính phủ họ, mà còn đi xâm nhập để lấy trộm thông tin mật của các chính phủ khác.

"Đây là điều mà chính phủ nhiều nước thực hiện", Ankit Fadia, chuyên gia an ninh mạng được báo trên dẫn. "Các máy chủ của chính phủ Ấn từng bị hacker Trung Quốc đột nhập. Chính phủ cần tăng cường an ninh mạng và huấn luyện thêm các nhân viên an ninh".

Năm 2010, báo chí Ấn từng tố cáo tin tặc Trung Quốc xâm nhập dữ liệu mật của Bộ Quốc phòng và các sứ quán Ấn Độ khắp thế giới. Tháng 3 năm nay, một công ty an ninh mạng ở Tokyo cho hay một cựu sinh viên đại học Trung Quốc đã xâm nhập cơ quan nghiên cứu quân sự của Ấn Độ.

Li Wei, giám đốc Viện nghiên cứu an ninh và chiến lược thuộc Học viện quan hệ quốc tế Trung Quốc, bác bỏ tố cáo của Ấn Độ.

"Ngành phần mềm và an ninh mạng của Ấn Độ thuộc hàng đầu thế giới. Lời tố cáo đó không có cơ sở", Li nói. "Trong khi đó, IP của tin tặc có thể thay đổi, không thể dùng IP làm bằng chứng để nói rằng tin tặc đó đến từ nước nào".

Theo Phạm Ngọc Uyển (VNE)


 

các tin khác

  • Nokia tố máy tính bảng Nexus 7 vi phạm bản quyền
  • Windows đời cũ nâng cấp lên Windows 8 Pro mất 40 USD
  • Sẽ có điện thoại chạy hệ điều hành Firefox OS giá rẻ
  • E-mail trong điện thoại bị đổi thành địa chỉ Facebook
  • 32% máy chủ web .gov.vn có lỗ hổng nghiêm trọng
  • Đo độ "hot" của sao Việt qua Starbuzz.vn
  • Vừa mất tiền tỉ, Apple lại “gặp hạn” tại Trung Quốc
  • Hàng hi-tech cũ đắt hàng mùa EURO
  • 13 tiết lộ “động trời” về Facebook thủa hàn vi

tin đọc nhiều

  • 5 cách sửa lỗi iPhone bị ngắt WiFi khi khóa màn hình
  • Lộ diện mẫu smartphone giá rẻ với viên pin lên đến 6.000 mAh
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.