Gắn vòng chân điện tử để ngăn ngừa phạm tội

Hiện nay, hình phạt này đang được áp dụng với tội phạm xâm hại tình dục và tội bắt cóc trẻ em. Bộ này dự kiến sẽ đệ trình dự thảo luật liên quan lên phiên họp thường kỳ của Quốc hội. Theo Bộ Tư pháp, việc gắn vòng chân điện tử đối với tội phạm xâm hại tình dục tuy mới được áp dụng hơn một năm nay nhưng nó đã mang lại hiệu quả khá tốt, tuy nhiên một số người lại lên tiếng phản đối vì đây được coi như hình thức nhân đôi hình phạt và xâm phạm đến nhân quyền.

Vòng chân điện tử

Thiết bị này gồm 3 phần – thiết bị gắn vào người, một thiết bị đầu cuối và một thiết bị theo dõi tại nhà. Nó sẽ xác định vị trí của người mang vòng chân trong phạm vi nhất định. Phát hiện ra vị trí bất thường, ngay lập tức nó sẽ thông báo về trung tâm kiểm soát. Thiết bị này được gắn vào chân tội phạm sau khi họ được phóng thích để giám sát và phòng chống việc tái phạm tội. Vòng điện được sử dụng rộng rãi ở các quốc gia lớn trên thế giới. Năm 2007, nó được hợp pháp hóa ở Hàn Quốc và chính thức được áp dụng từ tháng 1/9/2008 với các tội phạm xâm hại tình dục có khả năng tái phạm cao. Tuy nhiên, việc gắn vòng chân này đã gây nên khá nhiều tranh cãi. Do đó, đối tượng áp dụng đã được hạn chế ở mức thấp nhất. Thậm chí, trong một nhóm đối tượng, không phải ai cũng bị gắn vòng chân điện tử. Bên công tố phải nhận được lệnh cho phép của tòa án.

Bốn nhóm tội phạm hiện nay phải gắn vòng chân điện tử

- Tội phạm tình dục đã từng vào tù hơn 2 lần với tổng thời gian giam giữ trên 3 năm và người tái phạm trong vòng 5 năm.

- Tội phạm đã từng bị gắn vòng chân điện tử tái phạm tội xâm hại tình dục.

- Tội phạm với hơn 2 lần phạm tội xâm hại tình dục.

- Phạm tội xâm hại tình dục với trẻ vị thành niên dưới 13 tuổi. (Trong trường hợp này, người lần đầu phạm tội có thể phải gắn vòng chân nếu bị xét thấy có khả năng tái phạm cao).

Mở rộng đối tượng

Phòng ngừa là biện pháp tốt nhất để ngăn chặn các hành vi phạm tội. Giảm tỷ lệ tái phạm là chìa khóa để phòng ngừa. Và vòng chân điện tử được coi là phương tiện rất hiệu quả trong việc hạn chế người mang nó có ý định tái phạm tội. Đó là lý do tại sao Bộ Tư pháp muốn mở rộng áp dụng gắn vòng chân điện tử đối với những tội phạm nghiêm trọng và tăng cường giám sát chúng. Biện pháp này nhằm hướng tới kỷ niệm 1 năm vòng chân điện tử được chính thức áp dụng và kỷ niệm 20 năm hệ thống ngăn chặn có hiệu lực ở Hàn Quốc. Theo Bộ Tư pháp, vòng chân điện tử tỏ ra khá hiệu quả trong việc hạn chế việc tái phạm tội. Năm ngoái, 472 tội phạm xâm hại tình dục và bắt cóc trẻ em đã phải gắn vòng chân điện tử.

Theo ICTnews (KBS World)

Đọc thêm