Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số
Nhịp công nghệ

Nhịp công nghệ

EVN, FPT chờ Chính phủ quyết định tiền đặt cọc

Thứ sáu 22/07/2011 15:44
printer envelope zini zini zini zini
Tân Tổng giám đốc FPT cho rằng xử lý vấn đề số tiền đặt cọc hơn 700 tỷ đồng của FPT trong thương vụ mua cổ phần của EVN Telecom “là vấn đề rất đau đầu".

Nhiều dịch vụ viễn thông của EVN Telecom đã "mất tích" trên thị trường. Ảnh: NT

Ngày 15/4/2011, FPT tuyên bố từ bỏ kế hoạch mua cổ phần của EVN Telecom dù trước đó FPT và FPT Telecom dự định tham gia nắm giữ tới 60% cổ phần của EVN Telecom. Hậu thương vụ này vẫn nóng chuyện số tiền đăt cọc của FPT sẽ được xử lý ra sao?

Trong quý II/2011, FPT đã liên tục đàm phán với EVN Telecom về vấn đề số tiền đặt cọc này. "Cách đây khoảng 1 tuần FPT và EVN đã cùng thảo thuận đồng trình Chính phủ về phương án xử lý số tiền đặt cọc này và đang chờ Chính phủ cho ý kiến về vấn đề này", ông Trương Đình Anh nói.

Nội dung cụ thể của văn bản đồng trình Chính phủ của hai tập đoàn này chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, ông Trương Đình Anh vẫn khẳng định rằng: "Chúng tôi không thấy có nguy cơ nào về việc mất số tiền đặt cọc này. Tháng 10/2010, FPT đã thống nhất vấn đề mua 60% cổ phần của EVN Telecom. Tuy nhiên, những văn bản của Chính phủ chỉ cho phép EVN bán tối đa 49% cổ phần của EVN Telecom đã phủ định hợp đồng mà hai bên đã ký kết. Thêm vào đó, Nghị định 25 của Chính phủ không cho phép sở hữu chéo quá 20% dịch vụ viễn thông. Hiện FPT đang sở hữu 43% ở FPT Telecom và việc chúng tôi sở hữu thêm trên 20% cổ phần nữa ở EVN Telecom sẽ không phù hợp với quy định của Chính phủ. Vì vậy, chúng tôi hy vọng trong thời gian sớm nhất có thể thu hồi được số tiền đặt cọc này". Ông Trương Đình Anh cho biết thêm, trong điều kiện kinh tế như hiện nay, việc có thêm 708 tỷ đồng đầu tư vào hoạt động kinh doanh sẽ đem lại hiệu quả lớn đối với FPT.

Trước đó, ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc của EVN đã nói với truyền thông rằng: “Nếu một trong hai phía phá bỏ hợp đồng thì sẽ phải đền bù số tiền đặt cọc đang nằm trong ngân hàng”.

Một số ý kiến cho rằng, việc đặt cọc của FPT trong thương vụ mua cổ phần của EVN Telecom đã được đẩy lên chờ phán quyết của Chính phủ càng chứng minh sự không đồng thuận giữa các bên trong việc xử lý vấn đề này. Về nguyên tắc, hai bên sẽ phải thỏa thuận với nhau để xử lý vấn đề. Trong trường hợp không thỏa thuận được, hai bên sẽ phải đưa ra tòa kinh tế để giải quyết.

Hiện có nguồn tin cho rằng, Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện VTC đang đàm phán mua tới 30% cổ phần của EVN Telecom. Một lãnh đạo của EVN Telecom cho Báo Bưu điện Việt Nam hay, EVN Telecom sẽ phải trình Chính phủ về thương vụ mới giữa VTC và EVN Telecom.

Theo Thái Khang (ICTnews)


 

các tin khác

  • Nokia để tuột ngôi vương vào tay Apple
  • Hàng loạt tài liệu “cực mật” của NATO rơi vào tay tin tặc
  • Hy hữu một vụ đánh cắp laptop
  • 5 mẹo kiềm soát cơn giận dữ trên mạng
  • Có nên bảo hộ tên miền nhãn hiệu nổi tiếng?
  • 19% người dùng đánh rơi điện thoại vào... toilet
  • 1 tỷ smartphone sẽ được bán ra trong năm 2016
  • Hacker lợi dụng vụ thảm sát tại Na Uy để phát tán mã độc
  • "Chơi" đồ ảo trong game online: Ném tiền qua cửa sổ

tin đọc nhiều

CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.