Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số
Nhịp công nghệ

Nhịp công nghệ

Điện thoại đang phá hủy thị lực của học sinh

Thứ năm 27/12/2018 14:57
printer envelope zini zini zini zini
(PLO)- Chính phủ Nhật Bản cho rằng smartphone chính là nguyên nhân khiến thị lực học sinh giảm đi đáng kể.

Cụ thể, theo một cuộc khảo sát gần đây do Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản cho thấy số học sinh có thị lực dưới điểm chuẩn 1.0 (tương đương với tầm nhìn 20/20) là 25,3%, mức cao nhất vừa được ghi nhận. Chính phủ cho rằng điện thoại thông minh và các trò chơi trên di động là nguyên nhân khiến thị lực học sinh giảm đi đáng kể.


Theo nhà nghiên cứu thị trường Newzoo, Nhật Bản là thị trường game lớn thứ ba thế giới, đây cũng là nơi có lượng game thủ chơi game trên thiết bị di động tương đối cao (41% nam và 32% nữ). Tuy nhiên, cần lưu ý việc nhìn vào màn hình thường xuyên vẫn chưa được chứng minh là làm hỏng thị lực của bạn, mặc dù các chuyên gia cảnh báo rằng thời gian tiếp xúc với ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại thông minh có thể gây mỏi mắt hoặc mệt mỏi.

Hồi đầu năm nay, Trung Quốc (thị trường game lớn nhất thế giới) cho biết sẽ có những hành động thiết thực để bảo vệ thị lực trẻ em, bao gồm cả việc điều chỉnh số lượng trò chơi trực tuyến và phát hành mới, đồng thời hạn chế thời gian chơi trò chơi. Theo dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, Trung Quốc là quốc gia có tỉ lệ cận thị trẻ em cao nhất thế giới.

Mới đây, tạp chí Opthalmology đã đăng tải kết quả của một nghiên cứu cho thấy đến năm 2050, 50% dân số thế giới (khoảng 5 tỉ người) sẽ bị cận thị. Nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng đột biến của bệnh cận thị là do yếu tố môi trường (giảm thời gian hoạt động ngoài trời và tăng các hoạt động quan sát ở cự li gần).

Có thể thấy hệ thống giáo dục tại các quốc gia ở châu Á tương đối áp lực, điều này đã phần nào khiến căn bệnh cận thị trở nên phổ biến hơn. Thêm vào đó, nhiều bậc cha mẹ thường có thói quen cho trẻ chơi smartphone khi còn khá nhỏ để rảnh tay làm việc khác, tuy nhiên điều này đã vô tình góp phần làm phát sinh các bệnh về mắt. 

Theo báo cáo, số lượng người mắc bệnh cận thị vào năm 2050 sẽ gấp đôi so với năm 2000. Cận thị không phải là căn bệnh không chữa được nhưng nó khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống, giải pháp khắc phục tạm thời là bạn có thể sử dụng kính cận hoặc kính áp tròng. Bên cạnh đó, bạn còn có thể mắc thêm các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp, có thể gây mù lòa.

Để làm chậm quá trình phát triển bệnh cận thị, bạn có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt, kính áp tròng… và thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày.

Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên đừng chia sẻ bài viết trên kynguyenso.plo.vn cho nhiều người cùng biết.

 

TIỂU MINH
 

Tag

học sinh, nhật bản, smartphone, điện thoại, cận thị

các tin khác

  • Nhiều sản phẩm hấp dẫn xuất hiện tại A Day With Dell
  • Ki-Ki - trợ lý ảo đầu tiên của người Việt
  • Canon chắp cánh cho những ước mơ hiếu học
  • Xem miễn phí phim hoạt hình được lồng tiếng Việt trong Tết
  • Những điểm đến hàng đầu để đón chào năm 2019
  • 2 nhân viên Huawei 'mất tích' sau khi tố cáo công ty
  • Nhiều ưu đãi hấp dẫn khi chuyển mạng giữ số
  • 12 sản phẩm công nghệ đã ‘biến mất’ trong năm 2018
  • 6 ứng dụng tự ý chia sẻ dữ liệu người dùng cho Facebook

tin liên quan

  • Ki-Ki - trợ lý ảo đầu tiên của người Việt
  • 4 việc cần làm ngay lập tức khi bị hack Facebook
  • Cách tải Windows và Office chính hãng từ Microsoft
  • Cách tắt thông báo Xem chung phiền phức trên Facebook
  • ‘Công chúa’ Huawei bị nghi ngờ là gián điệp Trung Quốc?

tin đọc nhiều

  • Người dùng nên cập nhật Google Chrome 88 ngay lập tức
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.