Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số
Nhịp công nghệ

Nhịp công nghệ

Di động “nhòm ngó” tần số truyền hình cho 4G

Thứ hai 30/05/2011 14:05
printer envelope zini zini zini zini
Các chuyên gia của Liên minh Viễn thông thế giới (ITU) khẳng định việc số hoá dịch vụ truyền hình là điều tất yếu bởi với sự phát triển của công nghệ, chỉ khoảng 5 năm nữa sẽ không còn thiết bị thay thế.

Hiện một số mạng di động cũng đang “nhòm ngó” xin các phần băng tần dôi dư. (Ảnh minh họa)

Các chuyên gia cũng đưa ra phân tích, theo lộ trình Việt Nam sẽ tiến hành ngưng phát sóng truyền hình analog từ năm 2015 tại các thành phố lớn. Nếu Việt Nam bắt đầu áp dụng chuyển đổi số hoá phát truyền hình vào khoảng năm 2015 thì sẽ dôi dư ra băng tần 700 MHz. Đây là băng tần rất quý và có thể sử dụng cho dịch vụ băng rộng 4G LTE.

Phía Viettel cho biết, trong lĩnh vực di động, cứ 3 năm lại có thêm công nghệ mới có tốc độ truyền dẫn tăng gấp 6 lần nhưng nhu cầu băng thông tăng tới 23 lần. Như vậy, nhà mạng sẽ phải đối mặt với việc gia tăng tốc độ và nhu cầu băng thông tăng khi công nghệ mới được ứng dụng.

Khi Việt Nam số hoá dịch vụ truyền hình sẽ dôi dư ra băng tần 700 MHz. Băng tần này có thể sử dụng cho dịch vụ di động băng thông rộng; có vùng phủ tốt hơn cho vùng nông thôn, và có suất đầu tư giảm nên nhà mạng có điều kiện giảm giá dịch vụ cung cấp cho vùng nông thôn.

Theo tính toán của Viettel, nếu để phủ sóng 4G LTE ở Hà Nội với băng tần 700 MHz thì chỉ cần 70 trạm BTS, nhưng nếu triển khai trên băng tần 2.6GHz thì cần tới 130 trạm BTS.

Một ví dụ khác của Viettel cho thấy, nếu cung cấp dịch vụ băng rộng qua cáp quang hay cáp đồng cho một huyện tại Nam Định có quy mô 52.000 dân thì chi phí bình quân cho mỗi hộ là 120 USD. Thế nhưng nếu triển khai cung cấp băng rộng 4G LTE ở băng tần 2.6 GHz thì chi phí là 12 USD/hộ, nhưng nếu triển khai trên băng tần 700 MHz thì chỉ còn 2,5 USD/hộ. Trong khi đó, các thiết bị 4G LTE cũng đã sẵn sàng hỗ trợ cho băng tần 700 MHz. 

Phía Viettel cho biết, theo số liệu thống kê thì lĩnh vực di động có thể tạo ra doanh thu tăng gấp 4 lần so với doanh thu từ truyền hình. Đại diện Viettel cũng đưa ra số liệu về ảnh hưởng của dịch vụ băng rộng tác động đến GDP của quốc gia.

Cụ thể nếu tăng được 10% thuê bao di động thì sẽ góp phần tăng được 1% GDP, nhưng nếu tăng được 10% thuê bao Internet băng rộng thì sẽ tăng được 1,5% GDP. Như vậy, băng rộng có tác động rất lớn đối với việc phát triển của quốc gia .

Trên cơ sở những phân tích này, phía Viettel đưa ra khuyến nghị Bộ TT&TT nên quy hoạch tần số 700 MHz cho 4G trên cơ sở 3 yếu tố chính là chi phí đầu tư thấp, phủ sóng tốt và thiết bị đã sẵn sàng cho tần số này.

Không chỉ có Viettel, hiện một số mạng di động cũng đang “nhòm ngó” xin các phần băng tần dôi dư. Theo quy định của Luật Viễn thông, việc cấp tần số sẽ phải thông qua việc đấu giá. Như vậy, Chính phủ sẽ thu được khoản tiền từ việc đấu giá tần số khi số hoá dịch vụ truyền hình.

Theo Thái Khang (ICTnews)


 

các tin khác

  • Cung cấp phim qua công nghệ điện toán đám mây
  • Iran lên kế hoạch “đoạn tuyệt” với Internet
  • Kinh nghiệm "kiếm tiền" cho website nhỏ
  • Chuyên gia Kasperky cảnh báo về hiểm họa ngân hàng trực tuyến
  • Đại chiến “tặng thẻ nạp, miễn phí nội mạng”
  • Samsung muốn Apple nộp iPhone 5 và iPad 3 để kiểm tra
  • Sẽ không có cuộc đua giảm cước trong 2011
  • VNPT giúp thanh niên nghèo tiếp cận với Internet
  • Mỹ coi tấn công mạng là hành động chiến tranh

tin đọc nhiều

CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.