Đại gia viễn thông đua nhau ưu đãi cho giáo dục

Internet trường học chậm vì chờ băng rộng

Những ý tưởng chọn đưa Internet vào ngành giáo dục để tạo ra bước đột phá trong tiếp cận tri thức không hề mới mẻ. Cách đây 5 năm, ngành giáo dục & đào tạo đã “se duyên” với ngành bưu chính viễn thông để hiện thực hóa chương trình này và Internet đến trường học được triển khai rầm rộ.

Ngày 9/4/2003, Bộ Bưu chính - Viễn thông và Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ký bản ghi nhớ về việc hợp tác phát triển mạng giáo dục (Edunet). Trong trương trình này, VNPT giữ vai trò chủ đạo trong việc đưa Internet đến trường học.

Tiếp đó, ngày 13/8/2003, Bộ GD&ĐT cùng Tổng công ty Điện lực Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển và khai thác hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông phục vụ mạng giáo dục quốc gia. Theo đó, hai bên sẽ phối hợp cung cấp hệ thống cáp quang băng rộng 34 Mbps với giá rẻ cho tất cả các trường, cơ sở đào tạo nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT. Ngày 11/8/2003, Bắc Giang là tỉnh đầu tiên của miền

Cách thức sử dụng Website http://hocmai.megavnn.vn và http://bea.megavnn.vn

1. Kết nối Internet bằng tài khoản MegaVNN.

2. Truy cập vào địa chỉ http://hocmai.megavnn.vn và http://bea.megavnn.vn.

3. Vào phần Đăng nhập trên Website, sử dụng trên truy nhập là tên tài khoản MegaVNN mà khách hàng đăng ký và mật khẩu tương ứng với tài khoản đó.

4. Khai thác và sử dụng thông tin trên website.

Bắc tổ chức lễ công bố đưa Internet đến 100% các trường THPT và trung tâm giáo dục trực thuộc Sở. Thời điểm đó, hầu hết các kết nối đến trường học sử dụng phương thức quay số. VNPT đã đưa ra mức giá cước ưu đãi cước cho viết kết nối Internet trường học qua hình thức quay số.

Tuy nhiên, sau sự khởi đầu rầm rộ đó, Internet trường học đã đi vào trầm lắng bởi nó chưa hội đủ các yếu tố phát triển khi mà kết nối cho giáo dục chưa thể triển khai mạnh qua mạng băng rộng.. Vì vậy, ý tưởng, khát vọng đột phá và hiện thực triển khai vẫn còn một khoảng cách xa.

Đến thời băng rộng

Ngày 25/9/2008, Viettel chính thức ký kết với Bộ GD&ĐT cam kết thực hiện chính sách miễn phí và giảm tới 70% cước thuê kênh kết nối Internet cho các trường học. Đưa Internet đến trường học, Viettel nhắm đến 3 đối tượng. Thứ nhất là các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, đối tượng thứ 2 là các trường trung cấp, CĐ và ĐH, và đối tượng thứ 3 là khối quản lý của ngành GD&ĐT.

Động thái này cũng đã tạo cho cuộc chạy đua giữa các đại gia viễn thông cho giáo dục thêm phần sôi

động. Tuy quyết tâm cao, nhưng Viettel lại gặp trở ngại khi mà mạng băng rộng chưa được triển khai rộng khắp nên nhiều nơi phải kết nối qua mạng di động nên sẽ bị hạn chế về băng thông rộng.

Trước động thái của Viettel, VNPT quyết tâm không đứng ngoài cuộc chơi này. Ông Vũ Hoàng Liên, Giám đốc VDC cho biết, VDC đang chiếm giữ hơn 60% thị phần thuê bao Internet băng rộng và cung cấp dịch vụ khắp 64 tỉnh thành. Đặc điểm dịch vụ MegaVNN của VNPT là tập trung ưu đãi nhiều cho vùng nông thôn và miền núi. Hiện VNPT là doanh nghiệp duy nhất kết nối băng thông rộng đến hầu hết các xã ở vùng sâu vùng xa, đây là lợi thế lớn nhất về chất lượng dịch vụ cần băng thông lớn như đào tạo trực tuyến. VNPT đang triển kế hoạch mở rộng băng thông hướng tới khối giáo dục với chính sách giá rẻ và kèm nhiều dịch vụ nội dung phục vụ cho ngành giáo dục và các em học sinh".

Ông Nguyễn Tất Thắng, Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo Nam Định cho biết, Sở Giáo dục – Đào tạo Nam Định sẽ đưa Internet đến 100% các trường trung học và tiểu học trong năm 2009. Sở khuyến cáo các trường nên chọn nhà cung cấp có chất lượng tốt và có các giải pháp hỗ trợ cho các trường. Vì vậy, nhiều trường đã sử dụng dịch vụ ADSL của VNPT.

VNPT đi đầu miễn cước E-learning cho học sinh

Ngày 19/11/2008, VNPT đã chính thức tuyên bố ngày vào lĩnh vực Mega E-learning với việc phối hợp cung cấp dịch vụ học tập trực tuyến thông qua 2 website http://hocmai.megavnn.vn và http://bea.megavnn.vn dành cho các thuê bao Internet ADSL của VDC.

Trang web http://hocmai.megavnn.vn cung cấp các bài giảng điện tử, làm các bài thi, bài kiểm tra trắc nghiệm theo chương trình giáo dục dành cho cấp học THPT, THCS, luyện thi tốt nghiệp THPT, luyện thi Đại học, Cao đẳng. Còn website bea.infogate.vn sẽ cung cấp cho người sử dụng dịch vụ đào tạo, luyện tiếng Anh chuyên ngành trực tuyến.

Tại website http://hocmai.megavnn.vn, các em được trau dồi kiến thức và trải nghiệm qua các kỳ thi thử với Ngân hàng đề thi hơn 130.000 câu hỏi bao gồm nhiều nội dung do Bộ GD-ĐT cung cấp và thẩm định.

Hiện nay, trên website được cập nhật hàng nghìn bài giảng điện tử với công nghệ tiên tiến và được các giáo viên nổi tiếng trên toàn quốc biên soạn, giảng dạy trực tiếp bằng hình ảnh, bằng video và bằng văn bản.

Đã có hàng chục học sinh đỗ thủ khoa các trường đại học và THPT chuyên hàng đầu Việt Nam và hàng trăm học sinh thi đỗ đại học từ 25 điểm trở lên, các em học sinh này trở thành những tấm gương người thật việc thật bằng việc quay trở lại diễn đàn trên http://hocmai.megavnn.vn và hướng dẫn, truyền tải kinh nghiệm cho các em học sinh cấp dưới học tập hiệu quả nhất.

Cấu trúc bài giảng điện tử bao gồm nội dung được trình bày bằng hình ảnh, video và văn bản. Không chỉ có người dạy và người học mà tất cả các học viên tham gia đào tạo trực tuyến đều có thể dễ dàng giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: e-mail, thảo luận trực tuyến, diễn đàn, hội thảo video… Thậm chí có thể nghe được giọng nói và nhìn thấy hình ảnh của người giao tiếp trên màn hình, với nội dung phong phú.

Giá cước sử dụng dịch vụ Mega E-learning là giá trọn gói và được thu cùng hóa đơn MegaVNN hàng tháng là 100.000 đồng/ tháng. Trên thực tế nhiều học sinh đã đỗ thủ khoa từ việc ôn thi qua mạng tại hai website này.

“Qua khảo sát thực tế nhận thấy có nhiều em học sinh khai thác thông tin từ địa chỉ hocmai.megavnn.vn, và bea.megavnn.vn. Tuy nhiên, vẫn còn cản trở bởi vấn đề chi phí, việc bỏ chi phí 100.000 đ/tháng đối với học sinh ở vùng nông thôn là lớn, vì thế hiện nay mặc dù đăng ký nhiều nhưng việc khai thác thông tin của các em vùng sâu vùng xa bị hạn chế. Đồng thời VDC/VNPT nhận được nhiều phản ánh, mong muốn VDC/VNPT miễn cước dịch vụ Mega Elearning. VDC/VNPT quyết định miễn cước mãi mãi dịch vụ này cho các khách hàng MegaVNN, coi như một dịch vụ giá trị gia tăng, đồng thời thể hiện trách nhiệm của VDC/VNPT đối với giáo dục và đào tạo” ông Vũ Hoàng Liên nói.

Vẫn theo ông Liên, vấn đề làm sao các em học sinh vùng nông thôn có thể học được trực tuyến khi mà đầu tư kết nối Internet và mua máy tính vẫn là một khó khăn lớn. Vì vậy, một giải pháp để cộng đồng sử dụng hình thức học trực tuyến là tại các điểm BĐVHX có kết nối Internet. Đây có thể là giải pháp tốt nhất cho các em học sinh nghèo tại các địa phương vẫn có thể tiếp cận ôn thi đại học mà không mất nhiều chi phí.

Theo Lê Thảo (VNN)

Đọc thêm