Công nghệ với vai trò ngăn chặn cúm lợn

Một ngày sau khi các tin tức về dịch cúm lợn bùng phát tại Mexico, các quan chức y tế tại hạt Allegheny, bang Pennsylvania, Mỹ đã khẩn trương họp bàn kế hoạch đối phó khẩn cấp với dịch bệnh này. Vậy họ sẽ phản ứng thế nào nếu virus cúm bùng phát trên thế giới? Bằng cách đóng cửa trường học, các địa điểm công cộng, hay triển khai vắcxin hàng loạt? Để dựng lên tình huống có thể xảy ra, cơ quan hữu quan đã phải nhờ cậy tới các nhà khoa học máy tính để xây dựng một mô hình quốc gia thật trong trường hợp xảy ra dịch cúm. “Một một hình kiểu này sẽ giúp chúng tôi có các biện pháp can thiệp thích hợp”, Tiến sĩ Ron Voorhees – Trưởng khoa nghiên cứu dịch tễ và sinh thống kê học tại Bộ Y tế hạt Allegheny, cho biết.

Công nghệ được trọng dụng

Đây là lần đầu tiên tiến sĩ Voorhees phải nhờ cậy tới những biện pháp hỗ trợ kiểu này. Một nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Pittsburgh đã xây dựng một thế giới ảo giống như Second Life và SimCity với dân số 1,3 triệu người, và mỗi người đều có một số nhận dạng riêng. Các nhà nghiên cứu đã triển khai 15 tình huống khác nhau với các biện pháp đối phó khác nhau của chính phủ. Kết quả là thế giới ảo này đã thoát khỏi nạn dịch với điều kiện phải có những biện pháp chuẩn bị kỹ lưỡng và quyết liệt.

Trong những năm gần đây, xu hướng ngành y tế phải nhờ vả các nhà khoa học máy tính đã không còn hiếm nữa. Khi mà các biện pháp phòng chống tỏ ra không hữu hiệu, người ta buộc phải xoay sang sự trợ giúp của kỹ thuật để chống lại các căn bệnh lây nhiễm nguy hiểm. Nhờ có kỹ thuật mà người ta có thể thu thập nhiều dữ liệu hơn về người dùng thông qua Google, các cuộc gọi di động, và những thể thức tương tự. Điều này giúp cho các quan chức có thể phát hiện vấn đề nhanh hơn, để từ đó triển khai các biện pháp phòng chống hữu hiệu hơn. Chẳng hạn như Google giúp theo dõi số người tìm kiếm về bệnh “cúm”, và báo cáo con số này cho chính phủ. Hay như IBM đã hiến tặng cho các nhà nghiên cứu và chính phủ một số nước, trong đó có Mexico, một chương trình giúp giả lập sự bùng phát của bệnh cúm trên 100 thành phố khác nhau.

Tại Trường Đại học Pittsburgh, Tiến sĩ Bruce Y. Lee có trọng trách làm việc với nhóm phát triển thế giới ảo để tiến hành phân tích số liệu. Nhóm của ông đã đưa vào thế giới ảo những số liệu thực – tỉ lệ lây nhiễm bệnh và số người tử vong ở các khu vực khác nhau, rồi sau đó tạo ra các tình huống giả lập y nha thật. Nhóm của tiến sĩ Bruce Y. Lee đã sử dụng dữ liệu của Cục thống kê dân số Mỹ để tạo lập nhận dạng cho từng người một tại Mỹ, chẳng hạn như độ tuổi, nơi ở, và nghề nghiệp. Tiến sĩ Lee cũng làm việc trong dự án có tên Midas (Nghiên cứu các mô hình tác nhân gây bệnh) của Viện y tế quốc gia Mỹ.

Theo tiến sĩ Lee, một trong những lo ngại lớn nhất của các quan chức y tế khi đóng cửa trường học và các văn phòng làm việc là những tác động tiêu cực tới nền kinh tế. Trong thế giới ảo, ở bất cứ hoàn cảnh nào, khi văn phòng làm việc và trường học bị đóng cửa, người dân vẫn ra đường hoặc đi mua sắm tại các trung tâm, và đây chính là môi trường lây nhiễm bệnh từ người sang người. Và điều này cũng đúng với thế giới thực.

Công nghệ ngăn chặn cúm lợn

Trong quá khứ đã xảy ra nhiều dịch bệnh gây chết người hàng loạt, chính vì thế mà các nhà nghiên cứu buộc phải tiếp cận một cách rất thận trọng với những đợt dịch bùng phát mới. Các nhà nghiên cứu đã phải nhờ tới sự trợ giúp của kỹ thuật với các công cụ kỹ thuật cao như camera nhiệt (để đo mức nhiệt trong các cơ thể có triệu chứng cúm), hoặc điện thoại di động – có thể phát hiện cúm nếu người dùng bị lây nhiễm; hoặc siêu máy tính để giả lập các tình huống có thể xảy ra trong thế giới thực.

Phần mềm STEM

Đây là công cụ phần mềm do IBM phát triển được hiến tặng cho nhiều quốc gia có nguy cơ bùng phát dịch cúm lợn, đặc biệt là Mexico. STEM được thiết kế nhằm trợ giúp các nhà nghiên cứu có thể dự báo và lập kế hoạch cho nhiều tính huống khác nhau. STEM sẽ tính toán những phương thức lây nhiễm cúm mà người dân có thể mắc phải, chẳng hạn khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng. Phần mềm này cũng cho phép giải lập các trường hợp nguyên nhân – hệ quả khi đóng cửa trường học, văn phòng, sân bay và thậm chí là đóng cửa biên giới.

Phòng thí nghiệm di động

Công nghệ với vai trò ngăn chặn cúm lợn ảnh 1

Một trong những phương pháp theo dõi mức độ lây lan H1N1 là thử nghiệm tại chỗ. Thông thường việc thử nghiệm cúm phải mất khoảng 3 ngày mới có kết quả, nhưng với thiết bị “phòng thí nghiệm trên chip” của Combimatrix (sản xuất tại Singapore) thì thời gian kiểm tra cúm giảm xuống còn 2-4 tiếng đồng hồ. Con chip của thiết bị này được hãng STMicroelectronics chế tạo, có khả năng đưa ra các kết quả chính xác trong hầu hết các trường hợp.

Camera thân nhiệt

Công nghệ với vai trò ngăn chặn cúm lợn ảnh 2

Các sân bay tại châu Á trong đó có Việt Nam đã sử dụng camera thân nhiệt để phát hiện những người có triệu chứng nhiễm cúm. Thiết bị này có thể phát hiện những người có triệu chứng sốt, một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của cúm virus. Singapore và Trung Quốc đã sử dụng camera thân nhiệt trong năm 2002 khi dịch bệnh SARS bùng phát. Những thiết bị này đã được sử dụng tại nhiều sân bay Mexico, nơi được mệnh danh là trung tâm của cúm lợn.

Điện thoại di động

Nhờ sử dụng phương pháp này mà các nhà nghiên cứu có thể theo dõi được sự di chuyển của những người có nguy cơ nhiễm cúm. Điện thoại mà những người này sử dụng sẽ được tích hợp một con chip kết nối với hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu. Điện thoại cũng giúp xác định xem những người có nguy cơ nhiễm cúm đã tiếp xúc với ai để có những biện pháp phòng trừ nhất định.

Ứng dụng iPhone

Công nghệ với vai trò ngăn chặn cúm lợn ảnh 3

Một công ty có tên là IntuApps đã phát triển một ứng dụng dành cho chiếc iPhone của Apple có tên là Swine Flu Tracker, giúp cập nhật các thông tin về cúm lợn mà Tổ chức Y tế thế giới đưa ra. Chương trình này sẽ hiển thị bản đồ những trường hợp nhiễm H1N1 đã được xác định. Tuy nhiên, Swine Flu Tracker vẫn chưa được Apple chấp nhận đưa lên hệ thống phân phối iTunes cho người dùng. Ngoài Swine Flu Tracker, còn một ứng dụng tương tự khác có tên là Illness Tracker được bán với giá 2,99USD.

Siêu máy tính MIDAS

Siêu máy tính này được sử dụng để giả lập các trường hợp bùng phát dịch bệnh có thể xảy ra. Các nhà nghiên cứu đã đưa vào siêu máy tính những dữ liệu hoàn toàn có thể, chẳng hạn như vùng xảy ra dịch bệnh, số người lây nhiễm và cả nạn nhân cúm đã tử vong để máy tính đưa các tình huống và phương pháp đối phó khác nhau.

Theo VnMedia

Đọc thêm