Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Còn nhiều lỗ hổng!

Thứ bảy 28/11/2009 13:44
printer envelope zini zini zini zini
Kỳ vọng phát triển quá lớn nhưng thiếu hẳn những khảo sát mang tính chất cốt yếu để có thể đưa ra đường hướng phát triển. Nguồn kinh phí khổng lồ nhưng chỉ tập chung ở một hướng…

Đó là những nhận xét của các chuyên gia về Dự thảo “Đề án tăng tốc sớm đưa VN trở thành quốc gia mạnh về CNTT mà Bộ TT-TT đưa ra lấy ý kiến.

Theo dự thảo đề án này, đến năm 2015, Việt Nam đứng thứ 70 trở lên trong các bảng xếp hạng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) về CNTT, có tổng doanh thu lĩnh vực CNTT chiếm tỷ trọng 17 - 20% trong GDP, và tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm gấp từ 2 - 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP.

Nhân lực CNTT tại Việt Nam vẫn quá ít ỏi so với khát vọng phát triển. (Ảnh MH)
Dự thảo đặt mục tiêu, đến năm 2020, VN đứng thứ 60 trở lên trong các bảng xếp hạng của ITU về CNTT, có tổng doanh thu lĩnh vực CNTT chiếm tỷ trọng 20 - 23% trong GDP, và tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm lớn hơn 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP…

Về vấn đề này, ông Nguyễn Quân, Thứ trưởng Bộ KH&CN cho rằng cái đích mà đề án đặt ra khá cụ thể nhưng điều cần nhất là những nghiên cứu sâu, đánh giá hiện trạng của phát triển CNTT-TT quốc gia và khu vực, dự báo cho sự phát triển của CNTT thế giới những năm 2015- 2020 thì mới có thể xem xét cái đích mà Đề án đặt ra có khả thi hay không.

GS.TSKH Nguyễn Xuân Quỳnh thì cho rằng cần xem xét lại mục tiêu tổng quát đạt thứ hạng của Việt Nam trong bảng xếp hạng của ITU,  bởi cách xếp hạng dựa vào những tiêu chí ngành của ITU không phản ánh đúng hiện thực phát triển nội địa của VN.

 “Mục tiêu đến 2015 tổng doanh thu trong lĩnh vực CNTT đạt 17-20% và  đến năm 2020 đạt 20-23% GDP là khó thực hiện. Muốn phát triển nhanh và đột phá, quốc gia nào cũng phải chú trước đến hai yếu tố : Môi trường bứt phá CNTT và nguồn nhân lực vững chắc. Nhưng trên thực tế nguồn nhân lực thì nước ta vẫn đang quá thiếu và yếu.”- GS Quỳnh nhận xét.

Thứ trưởng Bộ KH&CN còn bày tỏ sự ý kiến lo ngại  về nguy cơ lãng phí đầu tư và chồng chéo khi Đề án này được đưa ra. Bởi trong 5 năm qua, đã có nhiều chương trình Quốc gia lớn đang thực hiện và chưa có báo cáo kết quả như: Chương trình quốc gia về phát triển Công nghệ cao (trong đó CNTT-TT được xác định là một trong 4 nhóm công nghệ được ưu tiên đầu tư phát triển), Chương trình đổi mới CN quốc gia...

Hơn nữa, nếu Đề án được Chính phủ thông qua thì vấn đề phân bổ kinh phí cũng phải xem xét lại. Với tổng kinh phí dự kiến của là 143.998 tỷ đồng (khoảng hơn 8 tỷ USD) song tỷ trọng kinh phí phân bổ cho các nội dung lại không cân đối. Ví dụ “mảng phát triển hạ tầng mạng viễn thông băng rộng” được dự kiến kinh phí 131 nghìn tỷ đồng chiếm gần 91% dự trù . Điều này cho thấy “phát triển hạ tầng viễn thông” tiếp tục là mũi nhọn được đầu tư trong 5-10 năm tới. Định hướng này chưa hợp lý bởi đào tạo nhân lực và CN phần mềm - cột trụ được xác định tương đương với phát triển hạ tầng lại được đầu tư quá ít”- ông Quân nói.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng cần phải làm rõ khái niệm “Quốc gia mạnh về CNTT”.  Nếu hiểu đúng thì quốc gia đó phải phát triển mạnh cả 4 trụ cột chính là: hạ tầng CNTT-TT, ứng dụng CNTT, công nghiệp CNTT và nhân lực CNTT-TT.

Theo Thanh Trầm (Dân trí)


 

các tin khác

  • Chuyển văn bản thành tập tin âm thanh
  • 5 điều “được, mất” của Google Chrome OS
  • Lenovo mua lại bộ phận sản xuất ĐTDĐ
  • Cảnh giác 12 chiêu lừa đảo trực tuyến mùa Giáng Sinh 2009
  • Cơ quan Nhà nước nên tăng cường “outsource”
  • Internet nặng bao nhiêu?
  • Điều gì sẽ đến sau mạng xã hội?
  • Dân Mỹ tưng bừng "móc ví" dịp Thứ sáu đen
  • 7 tỷ USD và nước mạnh về công nghiệp dịch vụ CNTT

tin đọc nhiều

  • iPhone 12 series giảm giá 5,6 triệu đồng dịp cuối tuần
  • Cách sử dụng video ngắn để nâng cao khả năng tiếp thị
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.