Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Có thể mất tài khoản ngân hàng vì tin nhắn văn bản SMS

Thứ bảy 04/07/2020 17:07
printer envelope zini zini zini zini
(PLO)- Theo báo cáo của Cybereason, phần mềm độc hại FakeSpy vừa xuất hiện trở lại, nhắm mục tiêu vào người dùng điện thoại Android. 

FakeSpy được phát hiện lần đầu tiên bởi các nhà nghiên cứu bảo mật gần ba năm trước, là một phần mềm độc hại đặc biệt khó chịu được thiết kế để đánh cắp tin nhắn văn bản, dữ liệu tài chính, thông tin đăng nhập ngân hàng, dữ liệu ứng dụng, danh sách liên lạc...

Ban đầu FakeSpy chỉ nhắm đến người dùng ở Hàn Quốc và Nhật Bản, tuy nhiên, gần đây phần mềm độc hại này đã mở rộng quy mô tấn công trên toàn thế giới. Một số quốc gia đang bị nhắm đến bao gồm Trung Quốc, Pháp, Đức, Anh và Mỹ. 

25 ứng dụng ăn cắp thông tin Facebook bạn nên xóa ngay lập tức
25 ứng dụng ăn cắp thông tin Facebook bạn nên xóa ngay lập tức
(PLO)- Mới đây, công ty an ninh mạng Evina (Pháp) đã phát hiện 25 ứng dụng độc hại trên Google Play có khả năng đánh cắp thông tin đăng nhập Facebook của người dùng.

fakespy
FakeSpy mở rộng quy mô tấn công trên toàn cầu. Ảnh: Gorodenkoff/Shutterstock

Phiên bản mới của FakeSpy cũng được cho là mạnh mẽ và tinh vi hơn, điều này có nghĩa là người dùng Android nên đặc biệt thận trọng và tránh làm theo các hướng dẫn trong tin nhắn, thậm chí kể cả khi chúng được gửi từ bạn bè hoặc đồng nghiệp.

Cách thức mà FakeSpy lan truyền khá thông minh, bắt đầu bằng việc giả mạo tin nhắn văn bản được gửi từ một bưu điện địa phương. Nội dung tin nhắn nói rằng bưu điện đã cố gắng gửi hàng cho bạn nhưng không thành công, sau đó cung cấp một liên kết, yêu cầu người dùng tải xuống ứng dụng bưu điện (giả mạo).

fakespy
Yêu cầu người dùng cài đặt các ứng dụng giả mạo. Ảnh: Cybereason

Khi cài đặt hoàn tất, ứng dụng sẽ gửi tin nhắn giả mạo cùng với liên kết độc hại tới toàn bộ danh sách liên lạc của người dùng.

Các nhà nghiên cứu của Cybereason cho biết: “Khi bạn cài đặt ứng dụng giả mạo, phần mềm độc hại về cơ bản sẽ có toàn quyền truy cập vào thiết bị của bạn, bao gồm việc đọc tin nhắn văn bản, gửi tin nhắn văn bản, truy cập danh bạ và đọc dữ liệu trên bộ nhớ. Ngoài ra, FakeSpy còn có thể thu thập thông tin đăng nhập liên quan đến ngân hàng hoặc tiền điện tử”.

Nguồn gốc của phần mềm độc hại được cho là xuất phát từ nhóm tin tặc Trung Quốc có tên là Roaming Mantis.

Nhóm phát triển dường như đang nỗ lực để cải thiện phần mềm độc hại, kết hợp với nhiều bản nâng cấp mới giúp nó tinh vi hơn, ẩn mình tốt hơn. Những cải tiến này khiến FakeSpy trở thành một trong những phần mềm độc hại đánh cắp thông tin mạnh mẽ nhất trên thị trường.

Để hạn chế bị dính phần mềm độc hại, người dùng không nên làm theo các hướng dẫn trong tin nhắn văn bản được gửi từ người lạ, thậm chí kể cả khi người quen, bạn bè gửi tin nhắn thì bạn cũng nên xác thực lại bằng cách gọi điện thoại.

21 ứng dụng độc hại bạn nên xóa khỏi điện thoại ngay lập tức
21 ứng dụng độc hại bạn nên xóa khỏi điện thoại ngay lập tức
(PLO)- Vừa qua, các nhà nghiên cứu bảo mật của ESET đã phát hiện 21 ứng dụng độc hại trên Google Play, sử dụng nhiều thủ thuật để “ẩn mình” trên điện thoại sau khi được cài đặt.
TIỂU MINH
 

Tag

ứng dụng độc hại, phần mềm độc hại fakespy, mất tài khoản ngân hàng, bảo mật tài khoản ngân hàng

các tin khác

  • Cách sử dụng iPhone để mở khóa ô tô
  • Cách khóa ứng dụng riêng tư trên iPhone và Android
  • Việc sử dụng 5G sẽ mang đến những lợi ích gì trong tương lai?
  • Trung Quốc tuyên bố sản xuất pin ô tô điện chạy được 16 năm
  • DN công nghệ Việt đạt danh hiệu nơi làm việc tốt nhất châu Á
  • Cách xóa các ứng dụng đăng nhập bằng tài khoản Facebook
  • Việt Nam trở thành điểm đến tin cậy của nhiều công ty lớn
  • 3 mẫu điện thoại màn hình to, pin khủng, giá dưới 3 triệu đồng
  • Cách chặn cuộc gọi rác bằng hệ thống trí tuệ nhân tạo

tin liên quan

  • 5 tính năng bảo mật trên iOS 14 mà bạn chưa biết
  • Apple và Google chặn truy cập hàng chục ứng dụng Trung Quốc
  • Mẹo giúp bạn hạn chế bị Google theo dõi
  • Mất tiền oan uổng vì những thiết bị tiết kiệm điện
  • 52 ứng dụng Trung Quốc bị nghi ngờ thu thập dữ liệu

tin đọc nhiều

  • 10 ứng dụng bạn nên gỡ bỏ khỏi điện thoại Huawei ngay lập tức
  • 5 mẹo giúp bạn an toàn hơn khi đầu tư tiền ảo
  • Cách tìm iPhone bị mất ngay cả khi thiết bị đang bật im lặng
  • Dễ dàng luyện phản xạ tiếng Anh theo nhu cầu bằng Lang Kingdom
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.