Chủ tịch Intel viết blog về Việt Nam

Ông Craig Barrett - Chủ tịch tập đoàn Intel Mới đây, tôi đã đến Trung Quốc và Việt Nam, gặp gỡ các lãnh đạo chính phủ để thảo luận về các chính sách phát triển giáo dục, tự do hóa viễn thông và các nhu cầu đưa ngành CNTT vào trong các gói kích thích kinh tế của quốc gia.

Đây là lần thứ 15 tôi đến Trung Quốc và lần thứ 4 đến Việt Nam trong khoảng một thập kỷ qua. Bất kỳ ai đến thăm các quốc gia này đều cảm thấy sự hối hả của những thay đổi. Những sự thay đổi ấy không phải là ngẫu nhiên. Đó là kết quả thể hiện hành động từ phía Chính phủ, từ phía ngành công nghiệp và người dân.

Trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế, các chính phủ phải đóng một vai trò vô cùng thiết yếu trong việc định vị vị trí quốc gia để phục vụ cho các mục tiêu cạnh tranh dài hạn. Không một ai hành động độc lập, ở đó mối quan hệ cá nhân – cộng đồng, các tầm nhìn dài hạn, sự trông đợi từ hệ thống giáo dục và quan trọng là sự sẵn sàng đưa ra những quyết định quan trọng, sẵn sàng áp dụng những quyết định ấy là rất cần thiết.

Khi nhìn vào gói kích thích kinh tế mà Trung Quốc đang tiến hành áp dụng, bạn sẽ thấy họ đang hướng tới một thế kỷ 21 như thế nào. Gói kích cầu này cho thấy các lĩnh vực như CNTT, hạ tầng cơ sở và tổ chức lại đời sống cho ơn 800 triệu người nông dân được ưu tiên một cách đáng kể. Tôi đã tổ chức một diễn đàn thảo luận về lĩnh vực IT trong đời sống nông thôn và vai trò của nó trong công tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe và phát triển king tế.

Và ở Việt Nam, tôi đã thấy Chính phủ của họ đã có rất nhiều những bước đi đúng đắn như tự do hóa thị trường viễn thông, gia tăng số lượng thuê máy tính cũng như thuê bao băng thông rộng hay tạo môi trường để thu hút nhân tài. Mặc dù là một nước xã hội chủ nghĩa nhưng cạnh tranh đang trở thành một nền tảng không thể thiếu trong rất nhiều lĩnh vực hoạt động của Việt Nam mà viễn thông là một ví dụ. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn đang là một trong những quốc gia có tỷ lệ thâm nhập băng thông rộng thấp nhất khu vực. Nhu cầu sử dụng Internet băng thông rộng ở các vùng thành thị hiện đang vượt quá khả năng cung cấp. Đó là một dấu hiệu tốt.

Việt Nam cần phải tiếp tục duy trì quá trình tự do hóa lĩnh vực viễn thông. Trong khi các kết nối băng rộng cố định đang dần dần đạt đến ngưỡng giới hạn và chi phí, WiMAX trở thành một giải pháp nhanh chóng và hiệu quả để gia tăng tỷ lệ thâm nhập Internet cả ở những khu vực thành thị và nông thôn.

Sau khi đi thăm hai quốc gia này, tôi thêm tin tưởng vào tầm quan trọng của đời sống số trong nền kinh tế tri thức toàn cầu. Trung Quốc đã hợp tác với Intel để đào tạo hơn 1 triệu giáo viên có khả năng ứng dụng công nghệ vào lớp học. Trong chuyến đi đến Việt Nam, chúng tôi và Bộ Giáo dục đã cùng nhau công bố chương trình trang bị máy tính có kết nối Internet cho hơn 1 triệu giáo viên cũng như đạo tạo về kỹ năng sử dụng Internet cho họ. Thêm vào đó, Intel đã trao học bổng cho 28 sinh viên tài năng ngành kỹ thuật, giúp họ theo học tại trường đại học Portland State và sau đó trở về làm việc chho Intel Việt Nam.

Cả Trung Quốc và Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy đổi mới nền kinh tế và định hình khả năng cạnh tranh trên tầm quốc gia trong dài hạn. Tôi nhìn thấy triển vọng này ở khắp nơi kể cả ở Mỹ khi Tổng thống Barack Obama công bố các gói kích thích kinh tế trong đó có cả khoản ngân sách cho phát triển băng rộng, tin học hóa ngành y tế, thúc đẩy giáo dục trong các ngành toán học và khoa học, nghiên cứu cơ bản…

Trong khi các kế hoạch kích thích kinh tế là cơ hội tốt cho các ngành công nghệ, trong dài hạn cơ hội này cần phải được chú trọng vào lĩnh vực CNTT, giáo dục, y tế, và phát triển kinh tế. Có lẽ đó là tia nắng mà chúng tôi đã nhìn thấy ở cuối thời kỳ suy thoái kinh tế này.

Theo ICTNews

Đọc thêm