Cha đẻ Apple tiết lộ bí mật trên Playboy

Cha đẻ Apple tiết lộ bí mật trên Playboy ảnh 1

"Tùy thuộc vào cách nghĩ của bạn, Jobs có thể là một nhà tiên tri - nhìn thấy được những công nghệ làm thay đổi thế giới, nhưng cũng có khả năng là một kẻ cơ hội - người đạt được thành công khó tin nhờ những kỹ năng tiếp thị siêu việt. Luôn mặc quần jeans và đi giày thể thao, người thanh niên này đang điều hành một công ty tự hào là pha trộn hài hòa giữa "Chủ nghĩa lý tưởng của thập niên 60" với "trí tuệ kinh doanh của thập niên 80", bài báo viết.

Để khám phá những bí mật giấu trong bộ óc của Steve Jobs, khi ấy sắp tròn 30 tuổi, Playboy đã cử phóng viên lừng danh David Sheff đến "điều tra". "Ông ta bắt tôi làm việc hơn 20 tiếng mỗi ngày", nhiều kỹ sư cho biết. Trong vương quốc của Jobs, ông ta có thể khen bạn lên mây hôm trước và đuổi việc thẳng cổ vào ngày hôm sau. Và khi mời một Chủ tịch tiếp thị của hãng Pepsi-Cola về làm việc cho mình, Jobs đã nói: "Này, ông định bán thứ nước có đường đó cho trẻ con cả đời trong khi mình có thể làm thay đổi thế giới hay sao?".

Sheff từng gặp Jobs trước đó trong một bữa tiệc sinh nhật. Jobs đã tặng cho nhân vật chính của bữa tiệc, một cậu bé 9 tuổi, món quà là một chiếc máy tính Macintosh và say sưa hướng dẫn cậu bé cách vẽ phác họa trên máy. Đúng lúc đó, có 2 nghệ sĩ nổi tiếng đến bên bàn và tỏ ra thích thú với họa phẩm của Jobs, nhưng ông chỉ phớt lờ và tập trung cho cậu bé. Khi được hỏi lý do vì sao lại có thái độ "phân biệt" như vậy, Jobs thẳng thắn trả lời: "Người lớn chỉ biết ngồi xuống và hỏi:" Đây là cái quái gì?", trong khi cậu bé thì hỏi "Cháu có thể làm gì với thứ này?".

Trong cuộc phỏng vấn, Jobs tuyên bố tiền bạc với ông chỉ là chuyện "gây cười". Việc trở thành triệu phú không phải là điều tuyệt vời nhất hay quý giá nhất mà chàng trai Jobs 30 tuổi đạt được trong đời, và ông thấy buồn khi thế hệ sinh viên mới chỉ quan tâm tới việc, với công nghệ họ có thể trở thành triệu phú - giống ông hay không.

Tại một thời điểm mà máy tính còn là thứ gì quá mới mẻ, Jobs đã có niềm tin mãnh liệt rằng công nghệ này rồi sẽ thay đổi hoàn toàn thế giới. Và nếu như cuộc cách mạnh cơ khí cách đây hơn 100 năm đã giúp giải phóng con người về mặt năng lượng, thì giờ đây, cách mạng máy tính sẽ giúp giải phóng nốt sức mạnh trí tuệ cho nhân loại. "Máy tính là thứ công cụ tuyệt vời nhất chúng ta từng thấy. Nó có thể soạn thảo, là trung tâm của mọi sự liên lạc và kết nối, tính toán siêu nhanh, lên kế hoạch cho các hoạt động của bạn và còn giúp bạn sáng tạo nghệ thuật nữa. Không một công cụ nào khác có được sức mạnh cũng như sự đa năng như máy tính. Chúng ta sẽ không bao giờ biết máy tính có thể tiến xa đến đâu", Jobs mường tượng.

Và khi khá nhiều ý kiến tỏ ra hoài nghi về việc phải bỏ ra hơn 3000 USD để sắm một chiếc máy tính chỉ vì "niềm tin" như của Jobs, ông đã ngạo nghễ tuyên bố: "Trong tương lai, đó không còn là niềm tin. 100 năm trước, nếu ai đó từng hỏi Alexander Graham Bell rằng "Ông có thể làm trò gì hay ho với một chiếc điện thoại?", chắc chắn ông ấy sẽ không thể nói cho người kia biết điện thoại sẽ làm thay đổi thế giới thế nào. Và bây giờ tôi cũng vậy. Tôi không thể nói cụ thể với bạn về cách máy tính thay đổi thế giới. Tôi chỉ biết nó sẽ thay đổi, và nó là thứ công cụ tuyệt vời nhất mà chúng ta có".

Về khoảnh khắc phát hành Macintosh:

"Phải mất hơn hai năm chúng tôi mới phát triển xong Macintosh, nhưng những công nghệ đằng sau nó thì còn trước đấy rất nhiều năm. Đấy là công việc "trâu bò" nhất trong đời tôi, vất vả và lăn lộn không thể tưởng tượng nổi. Chính vì thế, đến khi phát hành, cả nhóm chẳng ai muốn cả vì mọi người đều muốn giữ làm "của riêng". Rồi khi chúng tôi chính thức trình diễn Macintosh tại đại hội cổ đông, tất cả mọi người trong khán trường đã đứng dậy vỗ tay trong suốt 5 phút. Cả nhóm thiết kế đã khóc ngay tại trận".

Về quảng cáo:

Quảng cáo là cần thiết, và với các sản phẩm của Apple, nhiều triệu USD cho các chiến dịch quảng cáo cũng không có gì là hoang phí, vì chúng tương xứng với giá trị thật sự của sản phẩm. Trong kinh doanh và cạnh tranh, không thể tiếc tiền hay keo kiệt cho quảng cáo. Bạn có thể bắt gặp quảng cáo của IBM ở mọi nơi. Nhưng theo tôi, một chính sách PR tốt còn phải "giáo dục" được người dùng. Với công nghệ, bạn không thể lừa được người dùng. Sản phẩm phải tự nói được và đứng được trên chân của chúng.

Về việc sản phẩm Apple thường bị định giá cao hơn giá trị thật:

Những sản phẩm khi mới tung ra bao giờ cũng đắt hơn so với khi chúng đã hiện diện trên thị trường một thời gian. Nhưng chắc chắn, sản lượng sản xuất càng nhiều thì giá sẽ càng rẻ đi. Một số người nói chúng tôi "câu" những fan nhiệt tình bằng giá cao, sau đó quay ngược 180 độ - hạ giá để tóm nốt những người dùng còn lại là hoàn toàn không chính xác. Chúng tôi hạ giá ngay khi nào có thể. Đúng là máy tính của Apple ngày nay rẻ hơn so với cách đây vài năm, nhưng IBM cũng vậy cả thôi.

Về việc oán giận Apple khi bị ban giám đốc cũ hất cẳng:


"Bạn sẽ không bao giờ oán giận đứa con do mình đẻ ra"

- Có phải chỉ những trí tuệ điên rồ mới phát kiến được thứ tuyệt vời?

Trên thực tế, một sản phẩm tuyệt vời đến khó tin liên quan nhiều đến giá thành hơn. Nó cũng đòi hỏi bạn phải học hỏi, tiếp nhận những ý tưởng mới và can đảm vứt bỏ các ý tưởng cũ vào sọt rác.
Theo Trọng Cầm (VNN / Gizmodo)

Đọc thêm