Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số
Nhịp công nghệ

Nhịp công nghệ

Cách phòng tránh mã độc tống tiền giả mạo cơ quan công an

Thứ bảy 16/03/2019 15:40
printer envelope zini zini zini zini
(PLO) - Mới đây, VNCERT đã phát đi cảnh báo về mã độc tống tiền nguy hiểm GandCrab 5.2 được đính kèm bên trong những email giả mạo cơ quan công an.

Trước đó không lâu, PLO cũng đã đưa tin về việc người dùng liên tục nhận được các email có chứa mã độc tống tiền, giả mạo cơ quan công an.

Cẩn trọng email chứa mã độc giả mạo cơ quan công an
Cẩn trọng email chứa mã độc giả mạo cơ quan công an
(PLO)- Nếu lỡ tay mở tập tin, máy tính hoặc điện thoại của bạn hoàn toàn có thể bị dính mã độc tống tiền.

Theo phân tích của VNCERT (Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam), tập tin được đính kèm trong email có chứa GandCrab 5.2, phiên bản mới trong họ mã độc tống tiền đang lan rộng trên toàn cầu trong hơn một năm nay.

Bắt đầu từ giữa tháng 3-2019, phiên bản GandCrab 5.2 đã bắt đầu tấn công vào Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, GandCrab 5.2 được phát tán thông qua thư điện tử giả mạo Bộ Công an với tiêu đề “Goi trong Cong an Nhan dan Viet Nam”, có đính kèm tệp documents.rar hoặc tailieu.rar.


Khi người dùng giải nén và mở tệp tin đính kèm, mã độc sẽ được kích hoạt và toàn bộ dữ liệu người dùng bị mã hóa, đồng thời sinh ra môt tệp nhằm yêu cầu và hướng dẫn người dùng trả tiền chuộc từ 400 - 1.000 USD bằng cách thanh toán qua đồng tiền điện tử để giải mã dữ liệu.

Để hạn chế tổn thất, VNCERT đã đưa ra cảnh báo số 81/VNCERT-ĐPƯC về việc theo dõi, ngăn chặn kết nối máy chủ điều khiển mã độc GrandCrab. Yêu cầu lãnh đạo đơn vị chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện khẩn cấp các việc sau để phòng ngừa, ngăn chặn việc tấn công của mã độc GandCrab 5.2 vào Việt Nam như sau:

- Theo dõi, ngăn chặn kết nối đến các máy chủ máy chủ điều khiển mã độc tống tiền GandCrab (www.kakaocorp.link - 107.173.49.208) và cập nhật vào các hệ thống bảo vệ như: IDS/IPS, Firewall,…

- Nếu phát hiện cần nhanh chóng cô lập vùng/máy đã phát hiện;

- Thông báo người sử dụng nâng cao cảnh giác, không mở và nhấp vào các liên kết cũng như các tập tin đính kèm trong email có chứa các tập tin dạng .doc, .pdf, .zip, rar,… được gửi từ người lạ hoặc nếu email được gửi từ người quen nhưng cách đặt tiêu đề hoặc ngôn ngữ khác thường. Và cần thông báo cho bộ phận chuyên trách quản trị hệ thống hoặc đảm bảo an toàn thông tin khi gặp nghi ngờ.

Trước đó vào ngày 5-4-2018, VNCERT cũng đã phát hành công văn hướng dẫn cách ngăn chặn kết nối máy chủ điều khiển mã độc GandCrab (phiên bản 1.0 và 2.0) và hỗ trợ giải mã GandCrab phiên bản 5.1 trở về trước.

Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết trên kynguyenso.plo.vn cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.

Danh sách 200 ứng dụng Android dính phần mềm quảng cáo
Danh sách 200 ứng dụng Android dính phần mềm quảng cáo
(PLO) - Mới đây, công ty bảo mật Checkpoint đã phát hiện có hơn 200 ứng dụng phổ biến trên Google Play bị dính phần mềm quảng cáo SimBad.
TIỂU MINH
 

Tag

mã độc tống tiền, cơ quan công an, email giả mạo, gandcrab 5.2

các tin khác

  • 5 sai lầm gây lãng phí tiền bạc cho hoạt động bảo mật
  • Tấn công bằng mã độc trên di động bất ngờ tăng đột biến
  • Windows xuất hiện lỗ hổng nguy hiểm và đây là cách khắc phục
  • Bộ tài liệu không thể bỏ qua cho giới trẻ mê CNTT
  • Vsmart chính thức 'tấn công' thị trường Tây Ban Nha
  • Đa số các ứng dụng chống virus đều hoạt động không chính xác
  • 600 triệu người dùng có nguy cơ bị mất tài khoản Facebook?
  • VNG và sự 'thay máu' trong chiến lược kinh doanh
  • Nhà mạng Viettel khôi phục sau siêu bão Idai

tin liên quan

  • Danh sách 200 ứng dụng Android dính phần mềm quảng cáo
  • Gọi 18006099 nếu bị gây khó dễ khi chuyển mạng giữ số
  • Facebook nói gì về sự cố ngừng hoạt động trên toàn cầu?
  • Cách khắc phục Facebook và Messenger bị lỗi
  • Cách gửi tập tin siêu tốc cho bạn bè bằng Firefox Send

tin đọc nhiều

  • Cách nhận vé xe về quê ăn tết miễn phí
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.