Cách chữa bệnh ung thư trong tương lai nhờ trí tuệ nhân tạo

1. Điều trị ung thư 

Trong nhiều năm qua, ung thư luôn là căn bệnh khiến nhiều nhà khoa học phải đau đầu. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là AI và Big data, việc điều trị bệnh ung thư đã có những chuyển biến tích cực.

Với công cụ chỉnh sửa gen như CRISPR/Cas9, các nhà nghiên cứu cuối cùng đã tìm ra cách chuyển đổi tế bào ung thư thành tế bào không ung thư bằng cách xóa gen và tái thiết kế các tế bào, đặc biệt hữu ích đối với một số bệnh ung thư máu. 

2. Điều trị tự kỷ

Đây là một dạng rối loạn suy nhược, ức chế sự phát triển bình thường của trẻ em. Hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cách chữa trị, tuy nhiên họ đã chế tạo ra các robot như QTrobot và Milo để dạy trẻ các kỹ năng xã hội và xác định cảm xúc của chúng.

Trong khi đó, các robot khác như InMoov sẽ dạy ngôn ngữ ký hiệu cho trẻ em, Zeno  dạy trẻ cách giao tiếp... Dự án Autism glass của ĐH Stanford đã giúp cải thiện cuộc sống của những đứa trẻ, giúp chúng có thể phản hồi các tình huống xã hội như chào hỏi mọi người, bày tỏ nhu cầu và giải quyết xung đột…

Tự kỷ được xem là một dạng rối loạn phát triển chứ không phải một căn bệnh, do đó nghiên cứu đã không tập trung nhiều vào việc chữa trị.

Mới đây, Elon Musk đã tiết lộ rằng dự án Neuralink của ông có khả năng điều trị nhiều bệnh liên quan đến não như tự kỉ. Ông cho biết sau hơn ba năm phát triển, mục tiêu của Neuralink là phát triển một con chip hỗ trợ AI sẽ được cấy vào não để thu thập thông tin, theo dõi và có khả năng kích thích não bộ để tối ưu hóa các hoạt động của não.

3. Điều trị và chẩn đoán bệnh tâm thần

Trong những năm gần đây, với sự trợ giúp của AI, việc điều trị sức khỏe tâm thần đã có những cải thiện đáng kể bên cạnh các phương pháp thông thường (thuốc men, tư vấn, chẩn đoán). Các ứng dụng trị liệu và robot hỗ trợ AI như BetterHelp, ReGain, Woebot và Wysa đã giúp bệnh nhân kiểm soát sức khỏe tốt hơn.

4. Cải thiện cuộc sống của người khuyết tật

Những tiến bộ gần đây trong lĩnh vực thiết bị chân tay giả đã cho phép người khuyết tật cải thiện đời sống tốt hơn. Đơn cử như hệ thống Argus II được FDA phê chuẩn cho phép những người có thị lực kém nhìn thấy rõ hình dạng các vật thể, giúp họ có thể tham gia vào các hoạt động hằng ngày như đọc sách in lớn và băng qua đường.

Ossur, một công ty chuyên cung các thiết bị chân tay giả được tích hợp AI cho phép bệnh nhân đi lại một cách tự nhiên hơn.

Starkey, công ty thiết bị y tế AI đã phát triển Livio AI, một thiết bị trợ thính không chỉ giúp tăng cường trải nghiệm thính giác bằng cách làm dịu tất cả tiếng ồn bên ngoài khỏi môi trường, mà nó còn theo dõi dữ liệu sức khỏe cho phép bệnh nhân tìm kiếm sự trợ giúp trong các tình huống khẩn cấp.

Về cơ bản, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, robot và nghiên cứu khoa học đã mở ra một số hướng mới trong việc điều trị, chẩn đoán và chăm sóc sức khỏe.

Theo các chuyên gia, những nghiên cứu này sẽ trở thành một phần quan trọng trong việc điều trị cho những người bị khuyết tật mãn tính và bệnh tật.

Đọc thêm