Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Bỗng dưng mất “dế”

Chủ nhật 07/04/2013 09:56
printer envelope zini zini zini zini
“Dế” - điện thoại di động (ĐTDĐ) - đã trở thành vật bất ly thân của bạn trẻ. Khi chức năng của “dế” ngày một phong phú thì sự lệ thuộc vào “dế” càng cao. Hậu quả là khi bị mất “dế”, nhiều câu chuyện cười ra nước mắt đã xảy ra...

Không khó để bắt gặp hình ảnh “dế” xuất hiện mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống của người trẻ ngày nay - Ảnh: Công Nhật

Trăm sự nhờ “dế”

Từ lúc sở hữu chiếc N9, B.Ngọc (25 tuổi, phóng viên) cho biết đầu óc nhẹ nhõm hẳn. Thay vì luôn phải cồng kềnh sổ sách, laptop, máy chụp hình... như trước đây, bây giờ B.Ngọc có thể giản đơn hóa mọi chuyện. “Tôi cài lịch hẹn gặp mặt, họp hành vào lịch trong “dế”. Khi đi phỏng vấn, tôi dùng “dế” để thu âm. Nhờ “dế”, tôi cũng có thể chat hoặc xem email, đọc tài liệu hay chụp hình cùng đám bạn, sau đó lấy ra ngắm nghía bất cứ lúc nào” - B.Ngọc giảng giải.

Rất nhiều bạn trẻ khác lại cho biết họ cài sẵn chế độ nhớ password (mật khẩu) để mỗi khi mở máy, “dế” tự động đăng nhập vào các chương trình chat, email... “Giờ chỉ việc nhớ password mấy tài khoản ATM cũng đủ để đầu xì khói rồi, nên mấy cái như email, chat chít... tôi cài luôn chế độ tự đăng nhập trong “dế” cho tiện. Mà thật ra, mật khẩu cho thẻ ATM tôi cũng để trong “dế” - D.Công (29 tuổi, nhân viên marketing) cho biết. Đây cũng là điểm chung trong suy nghĩ của hầu hết các bạn trẻ dùng smartphone (ĐTDĐ thông minh).

N.Anh (24 tuổi, ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM) khẳng định bản thân nhiều lúc không thể rời mắt khỏi màn hình của “dế” bởi những kho trò chơi điện tử, phim ảnh hay kho thông tin... đồ sộ được cài trong máy. N.Anh thừa nhận thời gian bạn tiếp xúc với “dế” nhiều hơn hẳn thời gian cho gia đình, công việc.

Cuống cuồng khi “dế” bay

Năng suất làm việc bị sụt giảm, lại bị bắt quả tang đang truy cập vào web đen trong giờ làm việc, D.Công buộc phải viết giải trình để nộp cấp trên trong ánh nhìn ái ngại từ đồng nghiệp.

“Tôi bị mất “dế” mà trong đó lại lưu trữ nhiều cảnh nóng giữa tôi và bạn gái nên rất lo lắng, không thể tập trung làm việc được. Sợ những cảnh này bị tung lên mạng nên lúc nào tôi cũng truy cập vào mấy trang web đen để dò chừng” - lời giải thích của anh khiến mọi người vừa bật cười vừa chỉ biết lắc đầu.

Không quá bi kịch như D.Công nhưng B.Ngọc và N.Anh đều bị căng thẳng trong thời gian dài sau khi bất cẩn để mất “dế”.

“Không còn “dế”, tôi như người bị mất phương hướng hoàn toàn. Không biết lịch làm việc trong vòng một tháng sau đó là gì, sẽ phải gặp những ai, vào lúc nào... hậu quả là mất uy tín với nhiều đối tác, bạn bè cũng phiền lòng” - B.Ngọc thở dài. Ác mộng hơn, nhiều băng ghi âm quan trọng với nhân vật cũng “bay” theo “dế” khiến cô bạn phải hủy nhiều đề tài trước đó đã báo cáo với cơ quan.

Là dân công nghệ nên N.Anh không mấy lo về việc phục hồi password trong “dế”. Tuy nhiên anh luôn cảm thấy lo lắng cho tính riêng tư của những tài khoản, thông tin cá nhân trong “dế” của mình.

“Dù đã thay đổi lại hết password nhờ laptop nhưng chẳng biết người khác có kịp vào lấy thông tin quan trọng nào trong “dế” hay chưa. Đúng là bỗng dưng mất “dế” thì tự dưng muốn khóc” - N.Anh cười như mếu nói. Chưa có điều kiện đổi “dế” mới, hiện anh dùng chiếc điện thoại chỉ có chức năng liên lạc chủ yếu. “Do trước giờ mê mải với nhiều chức năng đọc báo, chơi game... của smartphone nên giờ cầm mấy chiếc “đập đá” thô sơ này thấy tay chân ngứa ngáy, người khó chịu quá” - N.Anh thở dài.

Còn theo N.Duy (sinh viên khoa PR ĐHDL Văn Lang TP.HCM), hậu quả đầu tiên của những cá nhân ỷ lại vào “dế” là sẽ tạo sức ì, lười biếng trong trí nhớ, về lâu dài chắc chắn sẽ khiến họ hoàn toàn phụ thuộc vào vật này để rồi nhanh chóng bị mất niềm tin vào bản thân khi mất “dế”. Tuy nhiên, N.Duy cũng cho rằng việc mất “dế” sẽ giúp nhiều người nhìn lại sự phụ thuộc này để thay đổi bản thân theo hướng tích cực như: ít mê game hơn, biết cẩn trọng hơn trong nhiều việc và biết cách hòa mình vào cuộc sống thực.

Là một người trẻ, hiện đại nhưng tự nhận bản thân không dùng smartphone, bạn B.Hoàng (22 tuổi, ĐH Ngoại thương cơ sở 2 TP.HCM) cho biết: “Tôi không phản đối việc dùng các dòng “dế” thông minh vì chúng rất tiện lợi nhưng chúng ta nên nhìn cả hai mặt của vấn đề. Chúng ta tuyệt đối không nên để máy móc nắm giữ và can thiệp quá nhiều vào thông tin, cuộc sống thật của mình, để nếu “dế” có lỡ “bay” thì chúng ta vẫn còn giữ được sự thăng bằng, an toàn cho bản thân”.
Đừng để lệ thuộc

Theo chuyên viên tâm lý Lê Minh Công, giới trẻ là đối tượng nhanh nhạy trong việc tiếp xúc, tận dụng công nghệ, nhưng đồng thời họ chưa đủ trải nghiệm để vượt qua những tác động tiêu cực của công nghệ hiện đại cũng như chưa thể thật sự kiểm soát hành vi của mình với công nghệ. Sự mâu thuẫn này dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường.

Ông phân tích thêm: “Đã có những nghiên cứu từ Hàn Quốc và Nhật Bản về hành vi sử dụng ĐTDĐ trong giới trẻ chỉ ra rằng hiện tượng lạm dụng ĐTDĐ có thể mang lại những bất cập cho người sử dụng. Việc họ quá lệ thuộc vào ĐTDĐ sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình nhận thức, dễ rơi vào tình trạng lo âu hay căng thẳng, thậm chí bị bắt nạt các kiểu qua ĐTDĐ (như cách lấy trộm dữ liệu qua cổng bluetooth rồi dùng để khống chế người khác)...”.

Đừng để lệ thuộc

Theo chuyên viên tâm lý Lê Minh Công, giới trẻ là đối tượng nhanh nhạy trong việc tiếp xúc, tận dụng công nghệ, nhưng đồng thời họ chưa đủ trải nghiệm để vượt qua những tác động tiêu cực của công nghệ hiện đại cũng như chưa thể thật sự kiểm soát hành vi của mình với công nghệ. Sự mâu thuẫn này dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường.

Ông phân tích thêm: “Đã có những nghiên cứu từ Hàn Quốc và Nhật Bản về hành vi sử dụng ĐTDĐ trong giới trẻ chỉ ra rằng hiện tượng lạm dụng ĐTDĐ có thể mang lại những bất cập cho người sử dụng. Việc họ quá lệ thuộc vào ĐTDĐ sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình nhận thức, dễ rơi vào tình trạng lo âu hay căng thẳng, thậm chí bị bắt nạt các kiểu qua ĐTDĐ (như cách lấy trộm dữ liệu qua cổng bluetooth rồi dùng để khống chế người khác)...”.

Theo CÔNG NHẬT (TTO)


 

các tin khác

  • Gmail chỉ bị gián đoạn 7 phút/tháng
  • Ngọc Trinh làm đại diện cho Zalo
  • Samsung vi phạm tính năng chọn văn bản của Apple
  • Nhóm tin tặc Anonymous tấn công trang web Israel
  • Ở nơi chỉ đại gia mới được xem truyền hình
  • Mẹo nhỏ để biến iPhone thành bác sĩ thông thái
  • Chat giữa các máy trong mạng LAN
  • Doanh thu HTC giảm kỷ lục vì HTC One trễ hẹn
  • Cách đính kèm file lưu trữ đám mây vào Gmail

tin đọc nhiều

  • iPhone 12 mini giảm giá nhẹ 3,6 triệu đồng
  • Ưu đãi lên đến 15% khi mua sắm bằng thẻ MasterCard
  • Hơn 10.000 mẫu iPhone 12 Pro và iPhone 12 Pro Max ồ ạt về VN
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.