Báo mạng Mỹ đã sẵn sàng thu tiền

Ngày Michael Jackson qua đời, trang web của Los Angeles Times đã nhận được số lượt truy cập nhiều nhất từ trước tới nay. Khi thống đốc Mark Sanford của South California có liên quan đến một cú áp phe, thì trang mạng trực tuyến của State of Columbia, S.C., số lượt người online cũng đạt mức cao nhất trong lịch sử. Và trong ngày trước khi mùa giải Bóng chày nhà nghề Mỹ bắt đầu vào tháng 7, thì trang web St. Louis Post-Dispatch đã ghi nhận số lượng page view lớn nhất trong lịch sử tồn tại của mình.

Trên đây là những câu chuyện khác nhau ở các thành phố khác nhau, nhưng trong mỗi trường hợp, các trang web này đều là nguồn tin chính trong một thời điểm cụ thể, góp phần đem lại thêm những minh họa rõ ràng hơn để chứng minh rằng báo mạng vẫn là sự lựa chọn số một có các tin tức nóng, mang tính địa phương.

Nhưng liệu độc giả có sẵn sàng trả tiền cho những nguồn tin từ các trang này hay không? Và nếu có, thì họ sẽ trả vì điều gì, bao nhiêu và theo cách nào? Khi mà các tờ báo đang cạnh tranh nhau trong việc quyết định xem đâu là phương thức tốt nhất để tăng nguồn doanh thu trực tuyến, thì các biên tập viên đang tỏ ra tuyệt vọng trong việc cố gắng chỉ ra đâu là nội dung cần phải được thu tiền, trong khi vẫn giữ được doanh số từ báo in, và số lượt truy cập trên web vẫn đều đặn tăng lên.

Hầu hết những người lãnh đạo của các tờ báo đều cho rằng chưa có quyết định nào được đưa ra, nhưng họ thừa nhận rằng luôn ủng hộ một phương thức trả tiền cho báo mạng, và lưu ý rằng người đọc dường như cũng sẵn lòng trả tiền cho những nội dung Web mà nó hữu dụng, độc quyền và/hoặc là chuyên sâu. Tuy nhiên, ở mỗi khu vực định nghĩa về các nội dung có thể bán được lại khác nhau. Một số biên tập viên tin rằng mọi thứ đều phải thu tiền. Một số khác lại chỉ ra rằng các tin tức liên quan đến thể thao, hoặc tìm kiếm blog và phân tích là có khả năng bán được cao nhất.

Ở St. Louis “thì các nội dung tôn giáo có lẽ là những thứ mà người ta sẽ trả tiền, tiếp đó chính trị cũng là lĩnh vực mà mọi người quan tâm. Độc giả cũng mong chờ những thứ miễn phí, nhưng các nội dung của chúng tôi ít ra cũng có giá trị, và chúng tôi đã không làm tốt trong việc tự quảng bá hình ảnh của chúng tôi”. Đó là những gì mà Arnie Robbins chủ bút tờ Post-Dispatch đã nói ngay sau khi trang web của ông đạt kỷ lục 2,7 triệu lượt truy cập nhờ vào giải Bóng chày nhà nghề Mỹ.

Bên cạnh đó cũng có những ý kiến như lời của Bill Marimow, chủ bút tờ Philadelphia Inquirer, người cảm thấy rằng người đọc nên trả tiền cho tất cả các tin tức trực tuyến mà họ đọc, giống như những gì họ làm đối với báo in. “Nếu ai đó không đặt báo in với tòa báo, thì họ nên trả một khoản phí để đăng ký online. Nếu bạn muốn đọc một cuốn truyện, bạn sẽ phải trả tiền. Những người khác, chẳng hạn độc giả, những người duyệt web, hay các công ty quảng cáo, đều phải trả tiền nếu chúng tôi là người cung cấp các nội dung này”.

Bob Mong, tổng biên tập của tờ Dallas Morning News, lại tin rằng những nội dung trên trang báo mạng của ông xứng đáng được trả tiền, nhưng phủ nhận ý tưởng thu tiền từ tất cả các nội dung đó: “Tôi không nghĩ đó là ý tưởng quá tốt. Bạn sẽ mất đi nhiều những độc giả trung thành của mình”. Vị tổng biên tập này còn trích dẫn các mục Dallas Cowboys và những tin tức xung quanh địa phương là những nội dung có nhiều khả năng thu phí hơn.

Những bài học từ quá khứ

Nhưng làm cho người đọc phải trả tiền là việc nói dễ hơn làm, mặc dù phần lớn các website tin tức đều đã xuất hiện từ trên dưới 15 năm trước, nhưng số lượng thu phí cho việc truy cập thì vẫn chỉ dừng lại ở con số rất khiêm tốn.

Một ý kiến tranh cãi xác đáng là người đọc đã quá quen với việc được đọc những tin tức miễn phí từ các trang báo mạng, thêm vào đó là sự cạnh tranh của các trang báo mạng miễn phí, các trang không phải là báo chí đã làm gia tăng thêm áp lực, thậm chí ngay cả việc doanh thu quảng cáo của các trang báo mạng sụt giảm; thì đó chính là các nhân tố mà nhiều lãnh đạo các tòa báo đưa ra để bác bỏ ý tưởng về báo mạng trả tiền.

Nhưng ngày càng nhiều các nhà phát hành lại bày tỏ rằng các trang web tin tức trả tiền sẽ là một xu thế của tương lai. Gordon Crovitz, nguyên là nhà phát hành của Wall Street Journal và là người đồng sáng lập ra Journalism Online, trang web giúp các tạp chí chuyển đổi sang nội dung trả tiền, cho rằng hầu hết các biên tập viên mà ông gặp đều tỏ ra thích thú với ý tưởng này. “Mô hình mà hầu hết mọi người nghĩ rằng có tính khả thi là sự kết hợp giữa miễn phí và trả tiền”, ông nói. “Trước mắt, phần lớn sẽ tiếp tục được truy cập mà không phải thu phí. Nhưng thách thức ở chỗ là làm thế nào để tìm ra những gì sẽ được thu phí”.

Con đường của tạp chí mạng trả tiền đang gặp những rào cản do những bài học từ nỗ lực trong quá khứ. Những trường hợp điển hình nhất, như là TimesSelect, là dịch vụ trả tiền của tờ New York Times, ra đời vào năm 2005 và bị xóa bỏ hai năm sau đó, mặc dù nó cũng đã thuyết phục được tới khoảng 200 nghìn người đăng ký và trả phí hàng tháng cho những truy cập đối với các chuyên mục, video, tư liệu và các dịch vụ khác. Tuy nhiên, cho đến nay, Times vẫn đang thực hiện các cuộc trưng cầu ý kiến với độc giả của mình về mô hình nào sẽ được sử dụng, nghĩa là không sớm thì muộn Times cũng sẽ thu phí, ít nhất từ một số nội dung mà họ đưa lên mạng Internet.

Jonathan Landman, phó tổng biên tập của Times cho biết: “Chúng tôi đang xem xét một số các lựa chọn. Bạn có thể xem những quyết định này là nghiêm túc tới mức nhiều nhất có thể. Sẽ chẳng thể xem nhẹ trị giá của Internet và đặt giá trị một đồng đô-la mãi được. Khi chúng tôi làm TimesSelect, chúng tôi đã định giá trị cho những nội dung dó, có phải là 50 đô-la một năm không? Tôi không biết. Làm thế nào để cân bằng các nội dung thu tiền và quảng cáo? Chúng là hai nguồn chính mang lại doanh thu của chúng tôi”.

Khi được hỏi những mục nào sẽ là những nội dung nào có giá trị và có khả năng thu phí nhất, Landman nói: “Nói rộng ra, có nhất nhiều cạnh tranh trong kinh doanh. Các lĩnh vực kinh doanh có giá trị nhất định đối với chúng tôi, một số các nghệ thuật lại có giá trị đối với các hoạt động quảng cáo. Đó là những vấn đề cần phải được quyết định. Tôi chưa thể có được câu trả lời ngay ngày hôm nay được”.

Một số những lỗi lầm khác lại là đưa hình thức thu phí đối với các chuyên mục thể thao trong một site trả tiền. Cách đây ít năm, cả Dallas Morning News và Green Bay (Wis.) Press-Gazette đều thử nghiệm các trang trả tiền cho các tin tức độc quyền về các đội bóng thuộc NFL mà họ bảo trợ thông tin, nhưng ý tưởng của hai tờ báo nào đều phải dừng lại do phần doanh thu đem lại không đáng kể.

John Dye, tổng biên tập của Press-Gazette, người đã quyết định đưa đồng thời thêm những gói miễn phí bên cạnh site trả tiền cho rằng: “Thật khó khăn trong việc đảm bảo hoạt động cùng lúc cả hai site. Chúng tôi không nghĩ rằng nó đang phục vụ mục đích mà đáng ra nó phải như thế”.

Nhưng cả Dye và Mong là chủ bút tờ Morning News đều cho rằng các nội dung trả tiền là cần thiết, ngay cả lĩnh vực thể thao, nhưng nó đòi hỏi một kế hoạch khác nằm ngoài sự tập trung chỉ trong một nhóm. Họ cũng thú nhận rằng họ không có một ý tưởng rõ ràng về những gì tiếp theo. Mong nói: “Lĩnh vực thể thao ở địa phương là rất lớn.” Dye bổ xung: “Chúng tôi có một lượng độc giả đông đảo đối với trang web của chúng tôi chuyên đưa tin địa phương và tin tức trọn gói. Cũng sẽ có nhiều những thử nghiệm và điểm bất hợp lý nữa”.

(còn nữa)

Theo ICTnews (E&P)

Đọc thêm