Anh, Mỹ, Úc chặn website không mong muốn

Anh, Mỹ, Úc chặn website không mong muốn ảnh 1

Các biện pháp được áp dụng là từ cắt truy cập, phạt nặng và thậm chí phạt tù những kẻ coi thường luật.

Anh

Ở Anh, dự luật Kinh tế số có điều khoản sẽ cho phép Bộ trưởng Bộ Nội vụ đòi hỏi “các nhà cung cấp dịch vụ Internet có nghĩa vụ kỹ thuật” chặn bất kỳ website nào Bộ muốn. Theo đó, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) phải có trách nhiệm thực hiện các biện pháp kỹ thuật hạn chế tốc độ cung cấp cho thuê bao; ngăn ngừa thuê bao sử dụng dịch vụ để truy cập vào một website nào đó; ngừng cung cấp dịch vụ tới thuê bao. Nói cách khác, chính phủ có quyền yêu cầu các ISP chặn người dùng Internet truy cập đến một số website nào đó. Dự luật này còn đưa ra hình phạt 50.000 bảng (khoảng 80.000 USD) với người tải nhạc và phim không có bản quyền.

Dự luật này yêu cầu các ISP có trách nhiệm lưu lại thông tin về các website khách hàng của họ truy cập và những nội dung khách hàng tải về. Các ISP từ chối hợp tác với chính phủ có thể bị phạt tới 400.000 USD.

Nếu dự luật này được thông qua, mỗi người Internet ở Anh sẽ có một thẻ nhận dạng riêng và tất cả dữ liệu liên quan đến họ sẽ được lưu tại một nơi. Các cơ quan chính phủ như cảnh sát và nhân viên mật vụ có quyền truy cập vào dữ liệu đó trong trường hợp họ nghi là tội phạm hay điều tra khủng bố.

Năm ngoái, chính phủ Anh đã thông báo kế hoạch xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung khổng lồ thu thập toàn bộ thông tin các tin nhắn di động, email, cuộc gọi điện thoại và các website người dân Anh truy cập. Tuy nhiên, kế hoạch này của chính phủ Anh đã gặp phải sự phản đối của hơn 300 nhà cung cấp dịch vụ Internet và các hãng viễn thông do lo ngại ảnh hưởng đến quyền riêng tư của người dùng.

Anh, Mỹ, Úc chặn website không mong muốn ảnh 2


Mỹ

Năm 2008, Hiệp hội hình ảnh động của Mỹ (MPAA) đã yêu cầu tổng thống Obama ra ban hành luật cho phép chính phủ liên bang kiểm duyệt toàn bộ Internet, thiết lập hệ thống ngắt kết nối đến những website chính phủ yêu cầu.

Tháng 4/ 2009, Nghị định An toàn mạng (Cybersecurity Act) đã được ban hành cho phép chính phủ liên bang kiểm soát mọi thông tin của người dùng Internet. Các thông tin y tế, tài chính và ngân hàng cũng như tin nhắn và email sẽ được mở cho các cơ quan điều tra tiếp cận. Nghị định này cho phép tổng thống Mỹ có quyền công bố tình trạng khẩn cấp và đóng cửa hoặc giới hạn truy cập đến các mạng thông tin ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

Anh, Mỹ, Úc chặn website không mong muốn ảnh 3

Úc

Chính phủ Úc cũng đang lên kế hoạch lọc Internet nhằm chặn người dùng truy cập đến danh sách những web đen (blacklisted website) được cho là độc hại. Bộ trưởng truyền thông Úc Stephen Conroy cho biết việc lọc web là để ngăn chặn những trang web khiêu dâm độc hại với trẻ em. Ngoài ra, các game trực tuyến không phù hợp với văn hoá Australia cũng sẽ bị chặn.

Không chỉ Mỹ, Anh và Úc, rất nhiều quốc gia trên thế giới đang tăng cường kiểm soát Internet nhằm làm giảm tác động tiêu cực của chúng với người dùng. Liên minh châu Âu, Phần Lan, Đan Mạch, Đức và nhiều quốc gia châu Âu khác đã đưa quy định kiểm soát Internet tương như các quốc gia châu Á như Iran, Trung Quốc hay Syria.

Ở Đức, chính quyền thành phố Berlin ở Đức cũng yêu cầu các ISP chặn truy cập đến những website bị cơ quan quản lý liệt vào danh sách đen, chủ yếu là những website chứa nội dung khiêu dâm trẻ em. Vừa giữa năm 2009, Kazakhstan đã ban hành luật quản lý các diễn đàn, mạng xã hội, dịch vụ chat, blog và thậm chí cả những web mua sắm trực tuyến.

Ả-rập-xê-út cũng yêu cầu các ISP chặn truy cập đến những website chứa nội dung khiêu dâm và nội dung ảnh hưởng đến chính trị. Chính phủ khuyến khích người dân cung cấp thông tin những website độc hại.

Theo Nguyễn Hoàng (ICTnews )

Đọc thêm