Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số
Nhịp công nghệ

Nhịp công nghệ

8 ứng dụng cho Android nên tránh

Thứ sáu 30/01/2015 09:56
printer envelope zini zini zini zini
(PLO) - Theo số liệu thống kê gần đây, ứng dụng trên Google Play đã đạt đến con số khổng lồ 1.483.774 ứng dụng cho Android. Trong số này có 15% (khoảng 222.566) được xem là "chất lượng kém", không đáng tin.

Hôm nay chúng tôi sẽ liệt kê top các ứng dụng tồi tệ nhất, khi mà nó được xem là giả mạo, không đáng tin, gắn quảng cáo và kèm mã độc…

1. Các ứng dụng tiết kiệm pin

Đây là loại ứng dụng được người dùng tải nhiều nhất, tuy nhiên theo trang PhoneArena thì nó chỉ là một ứng dụng bình thường và không có tính năng giúp bạn tiết kiệm pin. Thực chất khi được cài vào, ứng dụng sẽ xóa các file batterystats.bin trên hệ thống Android. Tiếp theo các ứng dụng loại này thường được trang bị một giaoo diện long lanh, hấp hẫn, kèm theo đó là những ảnh chụp màn hình giới thiệu khá đẹp. Nếu bạn không tin? Một kỹ sư của Google Dianne Hackborn đã chỉ ra điều này từ năm 2012.

2. Các ứng dụng lưu trữ chống phân mảnh

Các thiết bị Android hiện nay có rất nhiều điểm giống như các máy tính xách, đôi khi bạn sợ máy chậm nên cài ứng dụng chống phân mảnh (Storage defragmenting).Tuy nhiên những biện pháp can thiệp vào phân vùng trên Android đã được cho là không đáng. Vì sao?

Lưu trữ NAND flash của Android tương tự như một SSD. Nó có một bộ điều khiển tích hợp với các thuật toán độc quyền làm việc toàn thời gian để sắp xếp dữ liệu cho tối ưu, trật tự nhất. Bạn có thể xem qua bài viết :Sự thật về chống phân mảnh SSD. Việc chống phân mảnh chỉ có thể làm giảm tuổi thọ của nó với hàng ngàn lãng phí chu kỳ đọc / ghi. Vì vậy, lần sau khi bạn nhìn thấy một ứng dụng chống phân mảnh Android, chỉ cần bỏ qua nó.

3. Các ứng dụng RAM boosting

Một ứng dụng để tăng bộ nhớ RAM của bạn? Bạn đang muốn giải phóng RAM của bạn trước những ứng dụng quá lớn, quá nặng. Điều này giống như việc bạn muốn thêm dung lượng RAM bằng cách vào “Downloading more RAM” để tải thêm RAM vậy.

Trên hệ thống Android, từ thời mới khai sinh, các kiến trúc về RAM đã được định hướng. Nó không giống như trên PC, nó sử dụng cho hầu hết các bộ nhớ có sẵn nhanh chóng. Có nghĩa là nó giữ như nhiều ứng dụng có thể được nạp vào RAM, và để cho một built-in xử lý. Vấn đề là, bạn không cần một ứng dụng để tối ưu hóa bộ nhớ RAM - Android đã được làm việc đó cho bạn từ thời Phục Hưng.

4. Các ứng dụng quét virus giả mạo

Các phương tiện truyền thông đang thổi phồng lên vấn đề bảo mật cho Android, và điều họ khuyên bạn là phải dùng các trình diệt virus cho chiếc smartphone của bạn. Trong thực tế, 99% là bạn an toàn khỏi sự tấn công, miễn là bạn bạn sử dụng các ứng dụng của bạn từ các cửa hàng Google Play, tránh các ứng dụng mờ ám, các trang web, và các cửa hàng ứng dụng bên ngoài không có uy tín. Chính vì thế, nếu bạn đã khồng cài những ứng dụng lạ, bên ngoài thì bạn hoàn toàn không cần thiết để cài vào máy mình một ứng dụng diệt virus. Và thật không bất ngờ khi mà trên các của hàng của Google Play lại có khá nhiều ứng dụng diệt virus, mà theo thống kê đa phần là giả mạo các ứng dụng virus thật từ các hãng chính thống. Qua đó những ứng dụng này hoàn toàn không có khả năng diệt virus, nó chỉ làm máy bạn nặng và hiện nhiều quảng cáo trong ứng dụng hơn bao giờ hết. Vấn nếu bạn muốn an toàn, bạn có thể tìm đến các hãng chính thống như  AVG, Avast, Avira, Kaspersky, McAfee, Symantec…hơn là tìm kiếm những ứng dụng giả mạo và không chính thống ấy.

5. Lắc để sạc pin

Điện thoại của bạn không phải là một máy phát điện. Đơn giản là không có cách nào bạn có thể sạc pin bằng cách lắc nó như lời quảng cáo của ứng dụng. Bạn sẽ chỉ mỏi tay của bạn và tham gia vào một trò đùa ngớ ngẩn. Hãy đơn giản tránh xa ứng dụng ngớ ngẩn này.

6. X-Ray scanners (ứng dụng chụp x-quang)

Giống như ứng dụng thứ 5, điện thoại thông minh của bạn không có một máy quét x-ray tích hợp sẵn trong máy, mặc dù có khả năng Samsung và Apple có khả năng sẽ phát triển nó. Và cho đến bây giờ, một máy ảnh điện thoại thông minh không có khả năng như một máy quét x-ray thực tế. Vì vậy, trong thời gian này, bạn không cần thiết để cài nó.

7. Máy quét vân tay (Lie detectors)

Hiện nay, các smartphone cao cấp đã có tích hợp tính năng quét vân tay. Tuy nhiên một số ứng dụng trên Google Play cung cấp cho người dùng một tính năng tương tự. Tuy nhiên, smartphone của bạn không được tích hợp modem cảm biến, vì thế cho dù bạn có cài vào thì cũng không thể sử dụng được. Bạn nên từ bỏ điều này nếu như smartphone của bạn không có bộ cảm biến vân tay nhé.

8. Ứng dụng phiên dịch tiếng động vật (Animal translator apps)

Trừ khi Qualcomm hoặc Google phát triển và thương mại hóa nhận dạng giọng nói động vật và giải thích các giải pháp tiên tiến thì điện thoại thông minh của bạn sẽ không bao giờ có thể giúp bạn dịch được ngôn ngữ của cho hoặc mèo để giao tiếp với bạn. Vì vậy, không thử các ứng dụng trên nếu không muốn người khác nghĩ bạn ngốc.

Trần Lâm – Theo Phone Arena
 

Tag

ứng dụng giả mạo, ứng dụng không cần thiết, 8 ứng dụng cho android nên tránh, ứng dụng android

các tin khác

  • Video: Dùng voi giẫm lên HTC Desire Eye
  • Microsoft miễn phí MS Office cho máy tính bảng Android
  • Gọi 911 khi Facebook bị sự cố?
  • Microsoft có khả năng đầu tư vào Cyanogen?
  • Microsoft ra tay nghĩa hiệp tặng smartphone cho Chloë Grace Moretz
  • Whatsapp đang thử nghiệm tính năng gọi thoại
  • Nokia sẽ ra mắt smartwatch “Nokia HERE”
  • Apple Watch mạ vàng được đặt trong két sắt
  • Intel đầu tư vào máy in chữ nổi bằng Lego

tin liên quan

  • Microsoft ra mắt ứng dụng Outlook cho Android
  • Ba ứng dụng Việt nên có trong smartphone
  • Tìm người giúp việc trên smartphone
  • Ứng dụng trên Android vượt mặt iOS
  • Người dùng Android bị theo dõi nhiều nhất?

tin đọc nhiều

  • 4 tiện ích mở rộng bạn nên gỡ bỏ ngay lập tức
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.