Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

6 mẹo cần biết nếu bạn không muốn bị theo dõi

Thứ tư 05/04/2017 14:22
printer envelope zini zini zini zini
(PLO)- Google, Facebook, Apple và rất nhiều trang web khác vẫn thường xuyên theo dõi người dùng và thu thập thông tin nhằm mục đích quảng cáo hoặc bán dữ liệu cho bên thứ ba. Làm thế nào để hạn chế tình trạng trên?

Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi bạn vừa tìm kiếm một món đồ nào đó bằng Google thì ngay lập tức quảng cáo về sản phẩm sẽ xuất hiện “chình ình” trên Facebook hoặc một số trang web khác. Dưới đây là một số mẹo nhỏ bạn nên biết nếu không muốn bị theo dõi khi lướt web.


1. Sử dụng các thiết bị đời cũ

Annie Machon, cựu cảnh sát tình báo của MI-5 (Anh), cho biết những thiết bị được sản xuất sau năm 2008 cho phép các bên thứ ba có thể thu thập thông tin của người dùng. Điều này đồng nghĩa với việc máy tính, điện thoại di động… đều có thể bị theo dõi. 


2. Mã hóa tin nhắn

Bảo mật thông tin là một trong những điều cực kỳ quan trọng trong thời đại công nghệ số. Do đó, nếu muốn hạn chế việc bị người khác theo dõi hoặc đọc lén tin nhắn, bạn hãy sử dụng các phần mềm mã hóa hoặc tự hủy tin nhắn như Messenger (Secret conversation), Confide (iOS)… 



Xem thêm: Thủ thuật gửi tin nhắn tự hủy trên iPhone - Confide cho phép người dùng gửi tin nhắn tự hủy trên iMessage chỉ với vài thao tác đơn giản.


3. Không sử dụng phần mềm độc quyền

Thay vì sử dụng phần mềm độc quyền do Microsoft, Apple… phát triển, người dùng nên tận dụng các ứng dụng mã nguồn mở để có thể kiểm soát tốt hơn. Tuy nhiên, nhược điểm của những phần mềm này là thường không có nhiều tính năng, gây khó khăn cho người sử dụng. 

4. Che webcam laptop 

Với công nghệ hiện nay, tội phạm mạng có thể sử dụng mã độc hoặc phần mềm độc hại để theo dõi người dùng bằng cách bí mật kích hoạt webcam hoặc micro tích hợp trên thiết bị. Do đó để hạn chế tình trạng trên, người dùng nên che webcam khi không sử dụng.


5. Mã hóa email 

Mã hóa email là công việc vô cùng cần thiết, bạn có thể thực hiện việc này bằng cách mã hóa kết nối (bật giao thức SSL và TLS) trong phần cấu hình hoặc tận dụng các phần mềm phụ trợ sử dụng giao thức OpenPGP.


6. Sử dụng VPN

Nếu muốn ẩn giấu thông tin, mã hóa lưu lượng, truy cập vào các trang web bị cấm… thì VPN sẽ là ứng dụng bạn không nên bỏ qua. Có rất nhiều phần mềm để lựa chọn, đơn cử như Opera VPN (miễn phí lưu lượng), IPVanish, Open VPN…



Xem thêm: Cách ẩn cuộc gọi và tin nhắn 'nhạy cảm' trên smartphone - Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn có thể ẩn nhanh tin nhắn và các cuộc gọi quan trọng trên smartphone, dẹp bỏ nỗi lo bị người khác đọc lén.


 

MINH HOÀNG
 

Tag

mã hóa, tin nhắn, theo dõi, laptop, bảo mật, smartphone

các tin khác

  • Huawei khuyến mãi khủng nhân dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương
  • Cách tải Windows 10 ‘chính hãng’ từ Microsoft
  • Ông Trần Đức Trung quay trở lại Dell EMC Việt Nam
  • Cách tải video và chặn quảng cáo độc hại trên YouTube
  • 4 sai lầm phổ biến khi tăng tốc Wi-Fi
  • Du lịch hướng nghiệp – Cơ hội cho giới trẻ phát triển
  • Khuấy động biển đêm với sự kiện âm nhạc 3G
  • Tấn công DDoS gây thiệt hại không tưởng
  • iPhone 7 và 7 Plus bất ngờ giảm giá 3 triệu đồng

tin liên quan

  • Cách chụp ảnh và xác định vị trí kẻ trộm smartphone
  • Mẹo để tránh bị rò rỉ thông tin khi sử dụng iPhone
  • Cách mở khóa ứng dụng bằng khuôn mặt và giọng nói
  • Hàng loạt sân bay trong nước bị tin tặc tấn công
  • Danh sách 25 mật khẩu dở nhất năm 2016

tin đọc nhiều

  • Người dùng nên cập nhật Google Chrome 88 ngay lập tức
  • 2 mẫu máy tính bảng hỗ trợ kiểm soát nội dung cho trẻ em
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.