5 lý do nhất định phải học lập trình

1. Trình độ kỹ thuật số đi đôi với tăng trưởng kinh tế: Theo một nghiên cứu gần đây của Accenture, công nghệ số hóa có thể tạo ra giá trị 2.000 tỉ USD trong sản lượng kinh tế toàn cầu tính đến năm 2020. Vì vậy, nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia và Việt Nam đã chính thức lên kế hoạch đưa các ngành học liên quan đến khoa học máy tính và công nghệ phần mềm vào chương trình giảng dạy.


Xem thêm: Giờ Lập Trình tại VN được gần 50.000 học sinh hưởng ứng - Giờ Lập Trình tại Việt Nam (Hour of Code) năm thứ 3 được Sở Giáo Dục TP.HCM, Microsoft và Vietnet phối hợp đồng tổ chức.


2. Thị trường lao động đang thiếu hụt nhân lực lập trình: Theo nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, hơn năm triệu việc làm sẽ bị mất đi vào năm 2020 là hệ quả của việc đổi mới công nghệ.

Tuy nhiên, nghiên cứu đó cũng cho thấy công nghệ có thể tạo ra công ăn việc làm và kích thích tăng trưởng toàn bộ nền kinh tế bằng cách tạo ra một hiệu ứng lan tỏa với các ngành công nghiệp khác. Ví dụ, ở New Zealand, mỗi công việc mới trong các ngành công nghệ cao tạo ra năm công việc khác trong các lĩnh vực liên quan.

3. Lập trình là nguồn dẫn đến sự đổi mới: Những ứng dụng công nghệ dự kiến sẽ mang lại gấp đôi lợi nhuận, lên đến 101 tỉ USD vào năm 2020, vì vậy, nếu có một ý tưởng tuyệt vời và biết lập trình, đó chính là lợi thế trong tương lai.

Theo số liệu mới nhất từ Bloomberg, năm công ty hàng đầu thế giới về vốn trên thị trường chứng khoán hiện tại là Apple, Alphabet, Microsoft, Amazon và Facebook, cán cân tăng trưởng đã được chuyển từ các ngành công nghiệp truyền thống như Dầu khí, Ngân hàng và Tự động hóa sang các ngành liên quan đến Công nghệ.


Xem thêm: 6 thao tác 'độc' trên iPhone có thể bạn chưa biết - Chỉ với vài thao tác vuốt/chạm đơn giản, bạn hoàn toàn có thể phóng to video, hoàn tác các hành động trước đó, lưu email vào thư mục nháp…


4. Ngôn ngữ lập trình là ngoại ngữ: Có hàng ngàn ngôn ngữ lập trình, một số sử dụng bảng chữ cái Latin và ngôn ngữ bản địa như Indonesia (Baik), Hàn Quốc (Changjo), Nhật Bản (Dolittle), Mandarin (PerlYuYan) và thậm chí cả tiếng Hin-di.

5. Lập trình giúp củng cố kĩ năng làm việc nhóm: Trong quá trình học tập, người dùng có thể xây dựng những nguyên tắc cơ bản quan trọng riêng, như cách đơn giản hóa các hệ thống phức tạp, nuôi dưỡng những tư duy sáng tạo, góp phần vào khả năng giải quyết vấn đề, phát triển logic và nuôi dưỡng tiềm năng cá nhân, tạo động lực hướng đến nền kinh tế công nghệ.

 

Đọc thêm