Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số
Nhịp công nghệ

Nhịp công nghệ

40% người dùng ở châu Á bị truy cập thông tin trái phép

Thứ năm 28/05/2020 09:21
printer envelope zini zini zini zini
(PLO)- Theo khảo sát của Kaspersky, 40% người dùng tại khu vực châu Á Thái Bình Dương (APAC) bị truy cập thông tin cá nhân trái phép.

Nghiên cứu còn phát hiện ra hơn 1/5 người dùng sẵn sàng hy sinh quyền riêng tư để nhận được các sản phẩm hoặc dịch vụ miễn phí. 24% số người được hỏi cho biết sẵn sàng chia sẻ thông tin tài khoản mạng xã hội để trả lời các câu đố vui, chẳng hạn như họ là loài hoa gì hoặc họ trông giống người nổi tiếng nào.


Nhiều người sẵn sàng đánh đổi quyền riêng tư để nhận những dịch vụ miễn phí. Ảnh: Internet

Ông Stephan Neumeier, Giám đốc điều hành Kaspersky khu vực châu Á Thái Bình Dương cho biết: “Phần lớn người dùng đang quan tâm đến quyền riêng tư trực tuyến nhưng thói quen của họ lại chưa phù hợp”.

Khi được hỏi về hậu quả nếu bị vi phạm quyền riêng tư, người dùng đã liệt kê những hậu quả liên quan đến cuộc sống hàng ngày và trực tuyến. 39% người dùng bị làm phiền bởi thư rác và quảng cáo, 33% người dùng bị căng thẳng và 24% cho rằng danh tiếng cá nhân bị tổn hại.

Trong khi đó, 19% người dùng bị mất tiền và bị bắt nạt, 16% người dùng từng bị tống tiền, 15% bị sứt mẻ tình cảm gia đình, 14% bị tổn hại về sự nghiệp và 10% phải kết thúc cuộc tình hoặc ly hôn.

“Các tội phạm mạng có xu hướng đi theo sự hỗn loạn. Bất cứ khi nào có một xu hướng lớn hoặc một cuộc khủng hoảng, tội phạm mạng sẽ lợi dụng nó để khai thác cảm xúc của con người, khiến người dùng dễ bị tấn công hơn", ông Neumeier nói thêm.

Để bảo vệ bản thân trong thời điểm quan trọng này, bạn cần cẩn thận khi chia sẻ thông tin cá nhân và cần tìm hiểu kĩ những dữ liệu này được sử dụng cho mục đích gì.

Internet là nơi mang đến nhiều cơ hội và bất cứ ai cũng có thể hưởng lợi từ nó, miễn là chúng ta biết cách quản lý thông minh dữ liệu và thói quen trực tuyến của mình.

Để đảm bảo thông tin cá nhân bảo vệ trên Internet, Kaspersky đề xuất người dùng nên áp dụng một số giải pháp bảo mật đơn giản sau đây: 

Sử dụng Privacy Checker để thiết lập hồ sơ mạng xã hội sang chế độ riêng tư, công cụ này khiến các bên thứ ba khó tìm thấy thông tin cá nhân của bạn.

Đối với doanh nghiệp, cần đào tạo cho nhân viên về những kiến thức cơ bản của an ninh mạng. Ví dụ, không mở hoặc lưu trữ tệp từ các email hoặc trang web đáng ngờ vì chúng có thể gây hại cho toàn bộ công ty, không sử dụng bất kỳ chi tiết cá nhân nào trong mật khẩu.

Thường xuyên nhắc nhở nhân viên về cách xử lý dữ liệu riêng tư, ví dụ, chỉ lưu trữ dữ liệu đó trên các dịch vụ đám mây đáng tin cậy.

5 ứng dụng giúp doanh nghiệp hồi phục sau dịch COVID-19
5 ứng dụng giúp doanh nghiệp hồi phục sau dịch COVID-19
(PLO)- Cuộc thi Vietnam Online Hackathon 2020 đã khép lại với 5 ứng dụng xuất sắc, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và phục hồi sau dịch COVID-19.
TIỂU MINH
 

Tag

Rò rỉ dữ liệu cá nhân, Bảo mật, An ninh mạng, Kaspersky, APAC

các tin khác

  • Người dùng điện thoại Android nên cập nhật ngay lập tức
  • Người dùng iPhone nên cập nhật iOS 13.5.1 ngay lập tức
  • Facebook và PayPal bất ngờ đầu tư vào Gojek
  • 3 ứng dụng bạn nên gỡ bỏ khỏi iPhone ngay lập tức
  • Nhiều ưu đãi hấp dẫn khi thanh toán không dùng tiền mặt
  • Phần mềm Zoom dính 2 lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng
  • Các YouTuber Việt làm gì để bảo vệ môi trường?
  • Hỗ trợ tăng trưởng cho doanh nghiệp nhỏ sau dịch COVID-19
  • Android 11 Beta chính thức có mặt từ hôm nay

tin liên quan

  • 3 cách tạo ảnh đại diện Facebook độc đáo
  • 5 ứng dụng giúp doanh nghiệp hồi phục sau dịch COVID-19
  • Mẹo để không bị mất tiền oan uổng khi dùng thử ứng dụng

tin đọc nhiều

  • Galaxy S21 series bất ngờ lộ diện với cụm camera độc đáo
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.