Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

3 kiểu tấn công mạng nguy hiểm trong năm 2021

Thứ ba 02/02/2021 19:20
printer envelope zini zini zini zini
(PLO)- Mã độc tống tiền ransomware, tin nhắn, email lừa đảo sẽ là những kiểu tấn công mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) sẽ phải đối mặt trong năm nay. 

Mã độc mã hóa dữ liệu đòi tiền chuộc (ransomware)

Loại mã độc ‘tống tiền’ doanh nghiệp đã nở rộ trong năm 2020 về đối tượng lẫn mức độ nguy hại. Chúng mở rộng đối tượng tấn công sang các bệnh viện, tổ chức y tế và tài chính, các cơ quan nhà máy hạ tầng thiết yếu nhằm gia tăng sức ép và giá trị tiền chuộc.

Báo cáo từ Coveware cho thấy ransomware ‘ưa chuộng’ các SME có quy mô dưới 100 nhân viên khi số lượng các cuộc tấn công nhắm vào nhóm này chiếm 55%. 

Một điểm mới của mã độc ransomware 2.0 là chúng không chỉ mã hóa dữ liệu đòi tiền chuộc, mà còn tống tiền nạn nhân để khỏi bị công khai dữ liệu đó lên mạng.

Cách phát hiện các ứng dụng đang theo dõi vị trí của bạn
Cách phát hiện các ứng dụng đang theo dõi vị trí của bạn
(PLO)- TinyCheck có thể phát hiện tất cả ứng dụng theo dõi vị trí người dùng, giải quyết được những vấn đề về phần mềm gián điệp.


Mục tiêu chính của những cuộc tấn công mạng là đánh cắp dữ liệu để đòi tiền chuộc. Ảnh minh họa

Lừa đảo qua email và tin nhắn di động

Mánh cũ nhưng luôn hữu dụng, giúp tin tặc thông qua các sở hở sai lầm của nhân viên hay cả những nhân vật trọng yếu trong doanh nghiệp để xâm nhập vào mạng, đánh cắp thông tin tài chính, dữ liệu doanh nghiệp.

Thống kê từ Abnormal Security cho thấy, số lượng email lừa đảo giả dạng hóa đơn và thanh toán tăng đến 81%, gây ra thiệt hại trung bình 81.000 USD cho mỗi cuộc tấn công lừa đảo. 

Cấp độ mới của đánh lạc hướng từ tấn công mạng

Theo hãng bảo mật Kaspersky, các nhóm tội phạm mạng APT giả mạo những module trá hình trông giống như tác phẩm của một tác giả khác nhằm làm chệch hướng chú ý và điều tra, điển hình là trường hợp Olympic Destroyer.

Các chiến dịch tấn công đáng chú ý khác như MontysThree và DeathStalker, đặc biệt trong trường hợp của DeathStalker đã kết hợp siêu dữ liệu chứng thực từ Sofacy vào cơ sở hạ tầng của họ, tiếp đó giao dịch bí mật để đánh lạc hướng những cáo buộc.

Để ứng phó trước những nguy cơ trên, các lãnh đạo SME nên có kế hoạch bài bản cho an toàn thông tin, tuyển dụng nhân viên phụ trách hoặc thuê dịch vụ ngoài.

Bước đầu tiên là rà soát lại toàn bộ hệ thống mạng, cơ sở dữ liệu, thiết bị và phân quyền của doanh nghiệp. Các lỗ hổng để tội phạm mạng tấn công còn là những kẽ hở trong những phần mềm thường được sử dụng như Microsoft Office, Adobe PDF, trình duyệt web.. chưa được cập nhật bản vá lỗi từ nhà phát triển. 

Trình giả lập NoxPlayer bị tấn công và chèn mã độc
Trình giả lập NoxPlayer bị tấn công và chèn mã độc
(PLO)- Mới đây, các nhà nghiên cứu bảo mật của ESET đã phát hiện ra một cuộc tấn công mới nhắm vào phần mềm NoxPlayer, một trình giả lập Android dành cho người dùng Windows và Mac.
TIỂU MINH
 

Tag

Kaspersky, SME, Ransomware, email, tin nhắn, lừa đảo

các tin khác

  • Ra mắt nửa tháng, Galaxy S21+ và S21 Ultra đã giảm giá 7 triệu
  • Trình giả lập NoxPlayer bị tấn công và chèn mã độc
  • Cách mở khóa iPhone không cần tháo khẩu trang
  • Cách lì xì tết qua mạng, hạn chế nguy cơ lây lan dịch COVID-19
  • 4 mẹo giúp điện thoại thông minh chạy nhanh như mới
  • Nhiều mẫu laptop giảm giá 2 triệu đồng dịp cuối năm
  • Cách kích hoạt tính năng tạo QR Code trên Google Chrome
  • 4 mẹo giúp con trẻ an toàn hơn khi truy cập Internet
  • 4 mẫu điện thoại bị Samsung ngừng hỗ trợ cập nhật phần mềm

tin liên quan

  • Cách phát hiện các ứng dụng đang theo dõi vị trí của bạn
  • Phụ nữ ngành CNTT cảm thấy khó chịu khi phải làm việc tại nhà
  • Hơn 60% doanh nghiệp thiếu khả năng đối phó với tin tặc

tin đọc nhiều

  • 3 cách đơn giản để bảo vệ tài khoản TikTok khỏi bị hack
  • Những thách thức quan trọng khi triển khai 5G
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.