15 công nghệ không bị lỗi thời sau 20 năm nữa

15 công nghệ không bị lỗi thời sau 20 năm nữa ảnh 1

Khi công nghệ nhận dạng chữ viết, nhận dạng giọng nói và các cử chỉ ngày càng phát triển và chính xác hơn thì bàn phím QWERTY (ra đời năm 1878) đang dần mất đi chỗ đứng của mình. Tuy nhiên, nguy cơ bị "tuyệt chủng" trên các mẫu di động và máy tính bảng như hiện nay cũng không thể sớm ảnh hưởng tới các thiết bị lớn hơn như máy tính để bàn, máy tính xách tay, các thiết bị máy tính dùng trong nhà trường, bệnh viện... Đánh máy chữ bằng tay vẫn tạo cho con người cảm giác gõ thật, chính xác và an toàn hơn. 

15 công nghệ không bị lỗi thời sau 20 năm nữa ảnh 2

Nhiều người nói về một thời kỳ hậu máy tính khi mà sự tăng trưởng của điện thoại di động cũng như máy tính bảng đang đến mức chóng mặt. Thời gian cho một người sử dụng hiện tại cho các thiết bị di động còn nhiều hơn cả khi ngồi bên một chiếc máy để bàn hay xách tay. Tuy nhiên, khi cần đến một cỗ máy làm việc thật sự với nhiều chương trình, chạy đa nhiệm thì PC vẫn là "ông vua".

Đến năm 2030, máy tính có thể có nhiều sự thay đổi như mạnh mẽ hơn rất nhiều, làm được nhiều công việc đáp ứng cuộc sống hiện đại hơn. Trong khi đó, máy tính bảng và điện thoại di động sẽ trở thành các mẫu máy tính cá nhân hỗ trợ một phần công việc. 

15 công nghệ không bị lỗi thời sau 20 năm nữa ảnh 3

Mới chỉ hơn 15 năm xuất hiện, không quá lâu như nhiều công nghệ thân thuộc khác nhưng chúng ta sẽ thật khó để tưởng tượng cuộc sống thiếu đi loại cổng kết nối USB này. Đây gần như là tiêu chuẩn phổ biến nhất trên các thiết bị hiện nay như trao đổi dữ liệu giữa máy tính, ổ cứng gắn ngoài, máy in và nhiều kết nối khác sử dụng cổng chuyển từ USB. 

Suốt gần 2 thập kỷ qua, nhiều nhà sản xuất đã muốn đưa một kết nối khác vào ưu việt hơn như eSATA, FireWire 400 và mới nhất là Thunderbolt của Intel nhưng đều chưa cho thấy đủ sức thay đổi loại cổng thân thiện này. 

15 công nghệ không bị lỗi thời sau 20 năm nữa ảnh 4

Với sự phát triển về tốc độ, hạ tầng mạng, công nghệ đám mây có vẻ như đã "gặp thời" khi xu hướng lưu trữ thông tin và dữ liệu trên các máy chủ bắt đầu được nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, nó vẫn không thể thay thế được kiểu  lưu trữ truyền thống của người sử dụng. 

Ngay cả khi tốc độ đường truyền tới 1.000 Mb/giây thì việc sao chép với ổ cứng tại chỗ vẫn tỏ ra nhanh hơn rất nhiều. Điều này còn chưa kể các ứng dụng lớn cần một sự nhanh chóng trong việc xử lý và một ổ cứng gắn trong máy vẫn là cần thiết. Tại thời điểm đó, có thể là một loại thậm chí nhanh và phổ biến hơn bây giờ nhiều so với NAND Flash hiện tại. 

15 công nghệ không bị lỗi thời sau 20 năm nữa ảnh 5

Ngay cả khi tăng tốc độ băng thông, sức mạnh xử lý và lưu trữ, chúng ta vẫn phải tồn tại dựa vào nhiều định dạng tập tin được sử dụng trong đầu những năm 1990, bởi vì đó là tiêu chuẩn. Các máy ảnh DSLR hiện đại có thể tạo ra các hình ảnh không nén RAW nhưng hầu hết các thiết bị chụp ảnh ở định dạng JPG, đơn giản vì tất cả mọi thứ đều hỗ trợ nó.

15 công nghệ không bị lỗi thời sau 20 năm nữa ảnh 6

Năm 2030, cũng giống như ngày hôm nay, tất cả mọi thiết bị sẽ vẫn phải cần đến một bộ pin lithinium-ion. Trong những năm qua, mật độ năng lượng của pin mAh đang tăng lên khá nhiều để phù hợp với nhu cầu sử dụng của thiết bị cũng như không gian ngày càng chật chội.

Các nghiên cứu khoa học  mới đang hứa hẹn những bộ pin kiểu như lithium-air và nanowire. Tuy nhiên, ngay cả khi các công nghệ mới này có thể đi đến sản xuất thương mại thì nhiều công ty cũng không tung ra hàng loạt trên thị trường suốt nhiều năm. Cũng giống như chính pin lithinium-ion vẫn không phải là chủ đạo tới tận những năm 1990 dù chúng được các nhà khoa học bắt đầu phát triển vào những năm 1970. 

15 công nghệ không bị lỗi thời sau 20 năm nữa ảnh 7

Các website hiện nay không thể thiếu HTML ra đời từ năm 1991 và cho tới 20 năm nữa, mọi việc vẫn sẽ không thay đổi dù cái "lõi" có thể nhiều nâng cấp và phát triển. Đó có thể là thời đại của HTML giúp trang web có thiết kế hiện đại hơn, dễ sử dụng và hoạt động nhanh hơn hiện tại. 

15 công nghệ không bị lỗi thời sau 20 năm nữa ảnh 8 

Nhiều cuộc tranh luận nổ ra về việc liệu thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ có hoàn toàn thay thế được phương thức thanh toán tiền mặt trong những năm tới hay không. Tuy nhiên, sẽ không có nghi ngờ rằng, vào năm 2030, thế hệ tiếp theo chúng ta sẽ vẫn sử dụng một chiếc ví với tiền mặt bên trong bởi vì điều này vẫn sẽ là rất cần thiết. 

Trong thời đại thông tin, thanh toán bằng tiền mặt là cách tốt nhất để giữ cho những giao dịch mua hàng của bạn là vô danh. Ngoài việc chỉ đơn giản là bảo vệ sự riêng tư, tiền giấy hay kim loại còn là một lá chắn chống trộm danh tính, bời vì người sở hữu được tiền của bạn thậm chí còn không biết được tên của bạn.

Đấy là chưa kể đến các nước đang phát triển như Việt Nam thì 20 năm là chưa đủ để thiết lập nên một mạng lưới thanh toán hoàn hảo. 

15 công nghệ không bị lỗi thời sau 20 năm nữa ảnh 9

Sẽ không chắc chắn nếu khẳng định 20 năm nữa một anh chàng sinh viên vẫn sở hữu chiếc laptop thiết kế như hiện tại. Tuy nhiên, chiếc máy tính với kiểu gập vỏ sò gần tương tự bây giờ vẫn sẽ hiện hữu. Công nghệ thay đổi và cho dù nhà sản xuất đang muốn cắt bỏ đi bàn phím cứng thay bằng cảm ứng hay sử dụng bàn phím rời như Microsoft Surface thì một dạng máy tính với màn hình gập vuông góc với bàn phím khi sử dụng vẫn không thể thay thế. 

Trong một bài báo gần đây, cây viết Harry McCracken của Time miêu tả về lịch sử nguồn gốc kiểu thiết kế vỏ sò này vào những năm 1982. "Thật khó tưởng tượng về sự lỗi thời của thiết kế vỏ sò. Thậm chí vào năm 2082 và xa hơn nữa, tôi đặt cược rằng một số người trong chúng ta vẫn trung thành với một màn hình, một bàn phím với bản lề ở giữa. Tại sao thế giới lại muốn từ bỏ một cái gì đó về cơ bản là hữu ích?". 

15 công nghệ không bị lỗi thời sau 20 năm nữa ảnh 10

Từ năm 1997, các tiêu chuẩn Wi-Fi 802.11 đã thống trị kết nối không dây. Mỗi điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính xách tay đều đi kèm với một bộ thu tương thích với 802.11g hay 802.11n. 

Hôm nay, mọi người có thể sử dụng Wi-Fi để phát video từ máy tính xách tay, máy tính bảng tới các HDTV hay các hệ thống giải trí khác qua DLNA, WiDi hoặc thậm chí là các tiêu chuẩn Miracast sắp tới. Chúng ta thậm chí còn có Wi-Fi Direct, cho phép chia sẻ tập tin trực tiếp giữa các thiết bị mà không cần sử dụng router. 

Dù kết nối di động có thể tăng trưởng với tốc độ như nào thì Wi-Fi vẫn sẽ có chỗ đứng với nhu cầu kết nối thông tin giữa những người sử dụng với nhau trong phạm vi nhỏ. 

15 công nghệ không bị lỗi thời sau 20 năm nữa ảnh 11

Với sự phổ biến của Facebook, Skype, Google Messenger và Twitter, một số đã nghĩ rằng email sẽ được thay thế bằng một hình thức khác của tin nhắn. Tuy nhiên, khi một anh chàng nhận được đơn chấp nhận tuyển dụng vào một công việc mới, nó sẽ vẫn gửi qua email, một hình thức đã bắt đầu tồn tại từ những năm 1970.

Email là một hệ thống mở, nơi bất kỳ ai cũng có thể gửi cho người khác mà không cần phải đăng ký tài khoản công ty cụ thể. 

15 công nghệ không bị lỗi thời sau 20 năm nữa ảnh 12

Mặc dù sự ra đời của tai nghe không dây Bluetooth và USB có vẻ thuận tiện nhưng không thể phụ nhận tất cả các mẫu laptop, tablet, máy nghe nhạc hiện nay đều có ít nhất một giắc cắm 3,5 mm. Có quá nhiều đầu tư vào khả năng tương thích ngược với tiêu chuẩn này và sự thay đổi lớn nếu diễn ra cũng không phải trong 20 năm tới.

15 công nghệ không bị lỗi thời sau 20 năm nữa ảnh 13

Máy in laser trong tương lai sẽ phổ biến và thay thế hoàn toàn máy in phun và dù được dự báo có nhiều thay đổi nhưng đây vẫn là thiết bị được sử dụng nhiều trong năm 2030.

15 công nghệ không bị lỗi thời sau 20 năm nữa ảnh 14

TV là thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình hiện tại và 20 năm vẫn sẽ như vậy. Chỉ khác là những thứ được tích hợp bên trong. Một thiết bị kiểu này trong tương lai sẽ ngày càng thông minh hơn, điều khiển từ xa có thể bị loại bỏ nhưng một màn hình lớn chiếu các chương trình truyền hình, phim truyện vẫn sẽ hiện hữu.

15 công nghệ không bị lỗi thời sau 20 năm nữa ảnh 15

Kể từ khi vượt qua được hai sản phẩm cạnh tranh từ Lotus và WordPerfect trong những năm 1990, Microsoft Office đã thống trị thế giới kinh doanh và học thuật. Trong khi người dùng có thể sử dụng các sản phẩm tương thích với Office như OpenOffice.org, Google Docs thì một phần mềm văn phòng đích thực vẫn sẽ là tiêu chuẩn cho bộ phận CNTT, các tổ chức và người dùng gia đình ở khắp nơi.

Theo Tuấn Lê (VNE)

Đọc thêm