11 công nghệ đang sống cùng năm tháng

Không ai không thừa nhận ngành công nghiệp công nghệ phát triển rất nhanh, những công nghệ như iPhone, tìm kiếm Google, Twitter dường như đang có mặt mọi nơi, mọi lúc. Tuy nhiên, cũng có những sản phẩm công nghệ đã biến mất như Palm Pilot, MySpace, AOL, và đĩa mềm. Hãy điểm lại một số sản phẩm công nghệ có sức sống mãnh liệt vượt thời gian này.

Chuột máy tính: 1968

11 công nghệ đang sống cùng năm tháng ảnh 1

Chuột thương mại đầu tiên, Rollkugel, được hãng máy tính Đức Telefunken tung ra năm 1968, lúc đó nó vẫn có hình dáng của một chiếc hộp cuộn bằng kim loại rất khó dùng. Chuột đã được thử nghiệm trong nhiều phòng thí nghiệm nhiều năm liền, và lần đầu tiên khái niệm “chuột” được dùng là năm 1965, nguyên mẫu đầu tiên xuất hiện vào năm 1963, do Douglas Engelbart của Viện nghiên cứu Stanford sáng tạo ra.

Email: 1971

Email đầu tiên được gửi đi qua mạng lưới quân sự ARPAnet cùng ký hiệu @ lần đầu tiên được dùng trong địa chỉ email là vào năm 1971. Các giao thức chuẩn hóa email tiếp tục phát triển trong nhiều năm sau, với SMTP vào năm 1982, POP vào năm 1984, và IMAP vào năm 1986.

Game nhiều người cùng chơi: 1979

Richard Bartle và Roy Trubshaw, hai sinh viên của trường Đại học Essex, đã viết một chương trình cho phép nhiều người cùng chơi một game trực tuyến. Những game đầu tiên là game dựa trên chữ (text), như Dungeons và Dragons. Những năm sau đó, loại game này vẫn rất phổ biến, mặc dù công nghệ game đã tiến triển như ngày hôm nay.

Sâu máy tính: 1979

Hai nhà nghiên cứu của Xerox PARC - John Shoch và Jon Hupp – đã sáng tạo ra sâu – một chương trình nhằm phát hiện ra các vùng máy tính có hoạt động hiệu quả vượt trội. Tuy nhiên, ngày nay khái niệm này đã biến đổi thành mã độc.

Ổ đĩa cứng: 1980

11 công nghệ đang sống cùng năm tháng ảnh 2

Sáng tạo của Seagate về ổ cứng 5,25 inch dùng trong PC – mẫu đầu tiên có dung lượng 5MB – đã tăng gấp năm lần dung lượng lưu trữ cho máy tính, so với ổ đĩa mềm 5,25 inch (đĩa mềm được phát mình ra năm 1978). Ngày nay, ổ cứng đã lên tới 3TB, nhưng công nghệ cơ bản vẫn như thế.

CD-ROM: 1983

Chiếc đĩa nén đầu tiên ra đời với dung lượng 550MB, mang lại một phương thức phân phối rẻ, tiện lợi cho mọi thứ từ âm nhạc đến từ điển đến phần mềm. Mặc dù ngày này đĩa CD và cả sản phẩm kế vị DVD đang bị iTunes và các phương thức phân phối kỹ thuật số khác đe dọa, nó vẫn là công nghệ chia sẻ âm nhạc quen thuộc với nhiều người dùng.

Apple Macintosh: 1984

11 công nghệ đang sống cùng năm tháng ảnh 3

Với chiếc máy tính thương mại có chức năng đồ họa đầu tiên, Mac đã tái định nghĩa về trải nghiệm máy tính. Mac OS X ngày nay dù phát triển rất nhiều, song vẫn giữ nguyên nhiều đặc điểm giao diện cơ bản của Mac ngày xưa.

Máy in Laser Hewlett-Packard: 1984

Chiếc LaserJet đầu tiên dùng động cơ in laser Canon CX ngày nay, nhưng lại dùng ngôn ngữ in của riêng Hewlett-Packard, PCL. Các mẫu máy in LaserJet ngày nay vẫn còn dùng ngôn ngữ PCL này.

The Internet: 1985

11 công nghệ đang sống cùng năm tháng ảnh 4

Mạng NSFnet của Tổ chức Khoa học Quốc gia Mỹ đã kết nối 5 trung tâm siêu máy tính tại các trường ĐẠi học Princeton, Pittsburgh, trường đại học California ở San Diego, trường đại học Illinois ở Urbana-Champaign, và trường Cornell, đã tạo ra “xương sống” cho Internet. 2 năm sau, Bộ Quốc phòng Mỹ đã chuyển một số phần của mạng lưới quốc phòng ARPAnet sang NSFnet, sau đó nó được mở rộng ra, và trở thành Internet ngày nay. Internet chính thức được gọi là Internet vào năm 1995. Thú vị là ngôn ngữ HTML trong web ngày nay chỉ mới có xuất hiện từ năm 1991.

Microsoft Excel: 1985

Sau khi phần mềm Multiplan dành cho MS-DOS PC không cạnh tranh nổi với bảng tính (spreadsheet) 1-2-3 của Lotus, Microsoft chuyển hướng sang Macintosh và giao diện đồ họa mới, sáng tạo ra Excel một năm sau khi Mac ra đời. Năm 1987, Microsoft xuất Excel sang phiên bản nhúng của Windows.

Microsoft Word: 1985

Mặc dù Microsoft đã có sản phẩm dựa trên DOS là Word năm 1983, song phiên bản Word năm 1985 – tên gốc là Multi-Tool Word – mới là phiên bản dựa trên GUI đầu tiên và là sản phẩm Word mà mọi người sử dụng ngày nay.

Theo Thu Hường (ICTnews / Infoworld)

Đọc thêm